Bộ GTVT vừa ban hành thông tư số 38 sửa đổi một số điều của thông tư 12 quy định về đào tạo cấp GPLX, trong đó bổ sung nhiều quy định mới như: Thêm 2 môn học là xử lý tình huống trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin.

Cabin tập lái được tích hợp nhiều bài thi, nhiều điều kiện thời tiết, cung đường giúp học viên tiếp cận tình huống thực tế.

Thời gian học với thiết bị mô phỏng là 3 giờ trước khi tập lái trên đường; giám sát trực tuyến quá trình đào tạo của trung tâm, quá trình học lý thuyết cũng như thực hành của học viên.

Từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo lái ô tô trên toàn quốc sẽ phải ứng dụng công nghệ nhận dạng để theo dõi thời gian học môn Pháp luật giao thông đường bộ của học viên trên lớp.

{keywords}
Quy định mới buộc học viên phải học thật mới thi được

Ô tô tập lái phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường, sau 6 tháng kể từ ngày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành.

Thiết bị mô phỏng bao gồm: Hệ thống máy tính, phần mềm mô phỏng và cabin học lái ô tô sẽ được sử dụng cả trong đào tạo và sát hạch.

Trình tự sát hạch mới sẽ là lý thuyết - mô phỏng - trong hình - trên đường. Nếu không đạt sát hạch với thiết bị mô phỏng sẽ không được sát hạch trên ô tô.

Việc đào tạo bằng thiết bị mô phỏng được thực hiện từ 1/1/2021 và sát hạch từ 1/5/2021.

Từ đầu năm 2020, sẽ thực hiện giám sát bằng camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch: Xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc....

Từ 1/6/2020, GPLX cấp mới sẽ có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin liên kết với hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả mã số của cơ sở đào tạo lái xe. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng thống kê được số lượng và loại lỗi vi phạm của cựu học viên theo từng cơ sở đào tạo lái xe.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền đánh giá, việc bổ sung quy định dùng công nghệ sẽ giúp cơ quan nhà nước quản lý được thời gian học lý thuyết cũng như thực hành của các trung tâm, hạn chế tối đa tình trạng cắt xén chương trình, bảo đảm thời gian học thực hành thực tế 84h hoặc hơn 1.000km theo đúng quy định.

"Thay vì trước đây chỉ có giám sát tại cơ sở đào tạo, việc Tổng cục Đường bộ, các cơ quan liên quan cùng giám sát trực tuyến sẽ ngăn chặn ngay tiêu cực, giúp cho việc sát hạch thực chất hơn", ông Quyền nói.

Ông Quyền cho rằng, việc bổ sung các kỹ năng ứng phó với các tình huống giao thông thực tế, cũng như các giải pháp xử lý cụ thể khi đối mặt với sự cố trên đường qua thiết bị mô phỏng giúp lái xe nâng cao kỹ năng xử lý tình huống trong thực tế, góp phần giảm TNGT.

Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ VN) Lương Duyên Thống nhận định: Quá trình học trên cabin mô phỏng lại các vụ TNGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên phần mềm, học viên sẽ được xử lý tình huống để có kỹ năng tránh tai nạn đáng tiếc.

Việc bổ sung quy định này nhằm rút ngắn thời gian tích lũy kinh nghiệm của lái xe.

Việc học lý thuyết giám sát bằng vân tay hay nhận dạng khuôn mặt sẽ giám sát toàn bộ quá trình học của học viên. Dữ liệu giám sát sẽ được lưu trữ tại các cơ sở đào tạo và truyền độc lập về Tổng cục Đường bộ VN. Khi người học học đủ thời gian theo quy định mới được dự sát hạch...

Tổng cục trưởng 'vi hành', xử ngay cô gái cầm vô lăng mang theo điện thoại

Tổng cục trưởng 'vi hành', xử ngay cô gái cầm vô lăng mang theo điện thoại

Phát hiện cô gái đem điện thoại lên xe khi thi thực hành tại sa hình, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện yêu cầu lập biên bản.

Vũ Điệp