Chưa đầy 1 tháng sau vụ khủng bố 11/9, vào ngày 7/10/2001, Mỹ bắt đầu chiến dịch “Tự do bền vững” ở Afghanistan nhằm trả đũa Taliban vì đã chứa chấp tổ chức khủng bố al-Qaeda do Osama Bin Laden cầm đầu. Một trong những đặc điểm chủ yếu của cuộc chiến này là Mỹ và đồng minh đã sử dụng tối đa hình thức tấn công hoả lực đường không.

Liên quân đã sử dụng không quân Mỹ, Anh, Pháp, trong đó chủ yếu là không quân chiến lược, không quân chiến thuật, tên lửa hành trình… đánh phá các mục tiêu trên lãnh thổ Afghanistan.

{keywords}
Binh sĩ Afghanistan huấn luyện. Ảnh: AP

Bầu trời Afghanistan đã trở thành "sân chơi" của máy bay B-52, B-2 và B-1 trang bị vũ khí tấn công liên quân trực tiếp (JDAM); máy bay EA-6 Prowler phá sóng liên lạc; A-10 Thunderbolt và AC-130 không vận tầm ngắn; F-15, F-16, F-14 Tomcat, F-18 Hornet, Tornado và Harrier oanh tạc bằng bom chính xác; KC-10 Extender và KC-135 Stratotanker làm trạm nhiên liệu di động...

Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, bom và tên lửa từ máy bay ngoài tầm khống chế của hệ thống phòng không nhằm bắn vào bộ binh đối phương trên mặt đất. Trong Thế chiến 2, cần tới 3.000 lần oanh tạc để phá huỷ một mục tiêu. Trong chiến tranh vùng Vịnh, số lần oanh kích giảm xuống còn 10, còn trong chiến tranh Afghanistan, một máy bay đánh phá tới 10 mục tiêu.

Số lần xuất kích của B-52, B-1, B-2 chỉ chiếm 10% tổng số các máy bay xuất kích. Tuy nhiên, trong tổng số 18.000 bom và các loại tên lửa được sử dụng trong các đợt tấn công hoả lực đường không, các máy bay này đã sử dụng khoảng 12.000 quả. 

Afghanistan cũng là nơi lên ngôi của các loại máy bay không người lái (UAV), nổi bật là Predator hoạt động ở độ cao trung bình, tầm xa. Đây là loại máy bay trinh sát cực kì hiệu quả. Được điều khiển từ mặt đất, Predator có thể bay ở tư thế đứng yên tại chỗ, tầm bay trên 740km với thời gian 24 tiếng. Nó mang theo 2 camera quang điện và 1 camera hồng ngoại. Predator có thể nhìn xuyên bầu trời trong điều kiện thời tiết xấu.

Trên mặt đất, trước mặt người điều khiển có nhiều màn hình. Một màn hình thể hiện độ cao, vị trí, tốc độ của máy bay; màn hình thứ hai cho thấy hình ảnh sống động của mục tiêu do Predator theo dõi; màn hình thứ ba quan sát sự di chuyển của máy bay trong khu vực tác chiến.

Nếu cần, người điều khiển có thể hạ độ cao máy bay để quan sát mục tiêu rõ hơn, cũng có thể dẫn Predator ra khỏi vùng thời tiết xấu. Thiết bị nghe nhìn của Predator có thể kết nối trực tiếp với máy bay khác, nhờ đó các máy bay khác có thể tấn công mục tiêu do Predator chỉ dẫn trong vòng 5 phút sau khi nhận tín hiệu.

Các chuyên gia cho rằng nên trang bị vũ khí cho Predator để nó trực tiếp tấn công mục tiêu hơn là thuần tuý làm nhiệm vụ chỉ điểm. Dù không quân Mỹ tỏ ra không mặn mà, nhưng trong cuộc chiến Afghanistan, Predator đã được trang bị tên lửa Hellfire để làm thêm nhiệm vụ tấn công. 

Đối với nước Mỹ, cuộc chiến Afghanistan thực chất đến nay vẫn chưa chấm dứt. Còn trong giai đoạn cao trào của nó, đến cuối tháng 12/2001, Mỹ và đồng minh đã đánh bại đối phương.

Nguyên Phong

Chiến dịch phân phối vắc-xin Covid-19 thần tốc của Mỹ

Chiến dịch phân phối vắc-xin Covid-19 thần tốc của Mỹ

Chiến dịch Warp Speed (Thần tốc) là sáng kiến của Chính phủ Mỹ nhằm sản xuất và phân phối nhanh nhất vắc-xin Covid-19 cho toàn bộ người dân nước này.

Lý giải nguyên nhân thất bại của an ninh Mỹ trong vụ 11/9

Lý giải nguyên nhân thất bại của an ninh Mỹ trong vụ 11/9

Nguyên nhân sâu xa của thất bại dẫn đến sự kiện 11/9/2001 là các cơ quan an ninh Mỹ không kịp tổ chức lại hoạt động của họ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.