Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt, do virus Dengue gây nên, xuất hiện ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue thường gây thành dịch vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Trong đó đỉnh dịch vào khoảng tháng 8, tháng 9.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue lây lan cho người qua đường muỗi đốt. Virus này có 4 type huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Ở Việt Nam có cả 4 type huyết thanh này, có nghĩa là một người đã mắc sốt xuất huyết type 1 (DEN-1) vẫn có thể mắc các type huyết thanh khác.
Muỗi mang virus Dengue khi đốt người, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây bệnh sốt xuất huyết. Có hai loại muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti (muỗi vằn) hoặc muỗi Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Đặc biệt, muỗi vằn đốt, hút máu và truyền virus Dengue cả ban ngày và ban đêm, nhất là sáng sớm và chiều tối.
Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 4 giai đoạn
Giai đoạn ủ bệnh: 3 - 10 ngày (có thể kéo dài đến 14 ngày), thường không có triệu chứng.
Giai đoạn sốt: Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục, có thể có cơn rét run kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi cơ khớp và nhức hai hố mắt. Da xung huyết, thường có chấm xuất huyết dưới da, có thể có chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 -7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to, có thể đau, có thể có dấu hiệu của xuất huyết niêm mạc và các tạng.
Giai đoạn hồi phục: Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, ăn ngủ khá hơn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều.
Trong 9 tháng đầu năm, cả nước có 74.800 người mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 34.000 ca so với báo cáo cuối tháng 6. Các bệnh viện ghi nhận 11 ca tử vong vì sốt xuất huyết, một số ca là trẻ em.
Đây là lần thứ 3 trong 14 năm qua các bác sĩ Viện Huyết học chứng kiến số ca sốt xuất huyết tăng vọt ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, kéo theo nhu cầu truyền tiểu cầu cao gấp đôi.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) thường xuyên tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng kèm bệnh nền đái tháo đường, tiểu cầu giảm sâu, nguy cơ xuất huyết cao.
Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật Bản, kỳ vọng có thể giúp giảm số ca mắc và tử vong vì bệnh này.
Tại huyện Thạch Thất có những ổ dịch sốt xuất huyết kéo dài gần 5 tháng nay, nhưng khi lực lượng phun hóa chất đến nhà, không ít người dân đóng cửa không cho vào.
Chỉ 1 tuần, thêm hơn 2.000 người ở Hà Nội mắc sốt xuất huyết, cao nhất từ đầu năm đến nay, nâng tổng số ca bệnh vượt mốc 10.000. Bác sĩ cảnh báo ai cũng có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết.
Một nam thanh niên 19 tuổi và một phụ nữ 45 tuổi tử vong sau vài ngày có dấu hiệu sốt xuất huyết. Điểm chung của hai ca bệnh là diễn biến tăng nặng rất nhanh.
Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội năm nay đến sớm, hiện số ca mắc tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái. Dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 9-10, số ca mắc trong năm có thể không dưới 19.000.
Sau 4 ngày sốt kèm theo ho và sổ mũi, bé gái phải nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng. Xét nghiệm cho thấy men gan tăng gấp hơn 10 lần bình thường trong khi tiểu cầu giảm mạnh.