{keywords}
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động "Vui Tết Đoan ngọ" tại Hoàng Thành Thăng Long, ngày 24/5, chương trình sân khấu hóa "Một thoáng Tết Đoan Dương thời Lê Trung Hưng" đã tái hiện một phần không khí Tết Đoan Dương qua hoạt cảnh Lễ ban quạt cho quan viên.

 

{keywords}
Theo đó, vào mùa hè, thời tiết nóng nực, nhà vua sẽ ban quạt cho quan viên để thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu quốc gia tới các bề tôi. Lễ ban quạt có ý nghĩa, đưa đến làn gió mát từ vua tới quan viên.

 

{keywords}
Chia sẻ cảm nhận sau khi xem hoạt cảnh Lễ ban quạt, nhà sử học Lê Văn Lan đánh giá cao sự tìm tòi, nghiên cứu các nguồn thông tin và tư liệu, khảo sát thực địa của những người thực hiện, đặc biệt trong khâu chuẩn bị trang phục chuẩn cổ, đẹp và đậm nét thời Lê Trung Hưng. 

 

{keywords}
Đặc biệt,khi tham gia chương trình khán giả còn có cơ hội trải nghiệm thú khi được mặc các trang phục cổ. 

 

{keywords}
Từ đóhiểu thêm về văn hóa nghệ thuật cổ, cũng như nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống.

 

{keywords}
Cũng vào dịp này và nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức một chuỗi các hoạt động đặc sắc phục vụ khách tham quan và các em nhỏ.

 

{keywords}
Chuỗi hoạt động gồm có Trưng bày “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” giới thiệu một số phong tục thông qua các hiện vật và tranh khắc của Henri Oger, tục giết sâu bọ thể hiện qua nghệ thuật ẩm thực của nghệ nhân Nguyễn Ánh Tuyết, bộ sưu tập quạt đặc sắc, vẽ các danh lam thắng cảnh Thăng Long của nghệ nhân Lân Tuyết. 

 

{keywords}
Ngoài ra, còn có các hoạt động trải nghiệm dành cho trẻ nhỏ gồm Làm quạt đón phúc lành; Kết vòng nhận bình an; các trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, chơi chuyền, làm diều, bắn bi, nhảy dây, ném lon, đập niêu đất…

 

{keywords}
Tết Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên, ở mỗi nước lễ này lại mang những sắc thái và ý nghĩa riêng. Ở Việt Nam, dân gian thường gọi là tết nửa năm hay tết “giết sâu bọ”, từ xa xưa đã lưu truyền câu ca dao: Tháng Năm nhớ tết Đoan Dương. Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang” hay “Tháng Tư đong đậu nấu chè. Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”.

 

{keywords}
Tết Đoan Ngọ được xem là tết kỳ lạ nhất của người Việt. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép “Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó…”. Đặc biệt, những phong tục này đã được khắc họa một cách chân thực và sống động trong bộ sách “Kỹ thuật của người An Nam” ( Henri Oger).

 

{keywords}
Bên cạnh các phong tục trong dân gian, các nguồn sử liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Triều hội điển, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ… cũng cho biết, trong cung đình xưa, tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong muốn ban phúc lành, sức khỏe, bình an.


Tình Lê

Đội mưa xem biểu diễn nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa

Đội mưa xem biểu diễn nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa

Dù trời mua nhưng người dân Thanh Hoá không bỏ qua cơ hội để ôn lại lịch sử hào hùng của mảnh đất quê hương thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.