Vào năm 1947, Liên minh Viễn thông Quốc tế đã công bố các băng tần ISM, viết tắt của Industrial (Công nghiệp), Scientific (Khoa học) và Medial (Y tế). Mục đích của ISM là xác định những thiết bị nào sẽ được phép chạy trên những băng tần radio nhất định để chúng không gây cản trở tới các dịch vụ liên lạc radio khác.
ISM chỉ định băng tần 2,4GHz là dải quang phổ chưa được cấp phép dành riêng cho lò vi sóng. Băng tần này có 3 thuộc tính thú vị: nó không đòi hỏi nhiều năng lượng để phát sóng, dễ kiểm soát, và có thể làm nóng thức ăn ở mức năng lượng tương đối thấp. Tất cả những điều này giúp giảm giá thành và loại bỏ bớt các rào cản để người tiêu dùng có thể sử dụng được sản phẩm.
Đúng như cái tên ISM, ý định ban đầu của nó là chỉ dành cho các thiết bị không có chức năng liên lạc. Trong nhiều năm sau đó, tiềm năng của dải quang phổ chưa được cấp phép này đã được sử dụng ngoài mục đích ban đầu, như trên các điện thoại không dây, máy bộ đàm, và gần đây là Wi-Fi. Băng tần 2,4GHz là sự lựa chọn lý tưởng vì chi phí triển khai thấp, mức năng lượng yêu cầu thấp, và khả năng hoạt động trong phạm vi chấp nhận được.
Bất kỳ thứ gì chạy trên các băng tần ISM đều phải được thiết kế để không dung nạp nhằm tránh cản trở lẫn nhau, và các thiết bị Wi-Fi có những thuật toán phục vụ mục đích này. Tuy nhiên, một chiếc lò vi sóng lại đủ mạnh để "đè bẹp" bất kỳ tín hiệu Wi-Fi nào quanh đó.
Các lò vi sóng có tấm chắn để ngăn điều đó xảy ra, nhưng chúng không phải là một chiếc lồng Faraday hoàn hảo, do bản chất tự nhiên của chiếc cửa lưới thép. Ngoài ra, việc có một chút tia rò rỉ từ lò vi sóng cũng không phải chuyện hiếm - cứ nhìn vào một chiếc lò vi sóng chưa được chùi sạch sẽ trong một thời gian dài sẽ thấy. Khả năng cao bạn sẽ thấy những vết bẩn và dầu mỡ ở phía ngoài lò vi sóng, mà chỉ có thể đến từ đồ ăn ở bên trong. Nếu nó có thể rò rỉ ra những chất rắn, thì nó cũng có thể rò rỉ sóng radio.
Lò vi sóng và các thiết bị Wi-Fi sử dụng một tần số tương tự nhau, có thể cản trở lẫn nhau. Wi-Fi nhà bạn sẽ không gây ra bất kỳ điều gì đáng chú ý cho lò vi sóng, một phần bởi những tấm chắn của lò vi sóng, và bởi mọi thứ nó cố làm là hâm nóng thức ăn của bạn.
Wi-Fi và lò vi sóng sử dụng một tần số radio tương tự, nhưng có 2 khác biệt đáng kể: mức tập trung và năng lượng. Một router Wi-Fi gửi tín hiệu theo nhiều hướng - tức nó có thể gửi tín hiệu mọi hướng theo một vòng tròn xa hết mức có thể. Lò vi sóng, ngược lại, gửi tín hiệu theo một hướng mà thôi, hướng về trung tâm của lò. Tin hiệu tiếp tục cho đến khi gặp phải một bức tường, dội lại và quay về vị trí ban cũ (ở một góc hơi khác ban đầu một chút). Nó không phải là một hệ thống hoàn hảo, bởi bản chất của sóng radio, và do đó mọi lò vi sóng đều có các điểm nóng và lạnh. Đó là lý do tại sao lò vi sóng có một chiếc đĩa xoay ở trung tâm lò.
Lò vi sóng cũng sử dụng nhiều năng lượng hơn một chiếc router Wi-Fi; thông thường chúng tạo ra năng lượng 1.000 watts. Ngược lại, một router Wi-Fi chuẩn tạo ra năng lượng khoảng 100 milliwatts (hay 0,1 watts) mà thôi. Bạn phải tăng năng lượng phát ra của router Wi-Fi lên 10.000 lần và tập trung tia sóng phát ra để có thể nấu được bất kỳ thứ gì.
Nếu bạn gặp vấn đề cản trở sóng, bạn không cần phải thay lò vi sóng; có khả năng tia rò rỉ khá nhỏ và không gây hại gì cho bạn đâu. Wi-Fi nhạy cảm hơn nhiều và khả năng gây ra vấn đề cũng rất thấp. Thay vì thay thế lò vi sóng, bạn có thể di chuyển nó. Ngoài ra, bạn có thể mua một router Wi-Fi mới hoạt động trên băng tần 5GHz, không chỉ giúp tránh bị lò vi sóng can thiệp mà còn ngăn những người hàng xóm nữa.