Cùng ngày, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội để thông báo và đề nghị phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế trong trường hợp CTCP Sông Đà - Thăng Long thay đổi người đại diện theo pháp luật, đồng thời cung cấp các tài liệu chứng minh sự thay đổi cho cơ quan thuế.

Trước đó, ngày 23/10, doanh nghiệp này đã bị Cục Thuế TP. Hà Nội ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.

Theo danh sách công khai 2.026 người nộp thuế nợ thuế, phí, nghĩa vụ tài chính về đất và tiền chậm nộp liên quan của Cục Thuế TP. Hà Nội, tính đết hết năm 2021, CTCP Sông Đà - Thăng Long đứng đầu với số tiền nợ thuế lên tới hơn 384,6 tỷ đồng.

W-usilk-city-vietnamnet-1.jpg
Một góc dự án Usilk City của STL chậm tiến độ nhiều năm ở Hà Nội. (Ảnh: Minh Hoàng) 

CTCP Sông Đà - Thăng Long (mã chứng khoán STL) thành lập ngày 5/12/2006, tiền thân là doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Sông Đà. 

Thông tin trên website của STL, trong chiến lược kinh doanh 5 năm từ năm 2022-2027, công ty cho biết tập trung vào 3 lĩnh vực chính, gồm bất động sản, nông nghiệp và farmstay.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, công ty giới thiệu tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực trồng rừng và phát triển nông nghiệp sạch trên cơ sở quỹ đất mua hoặc thuê của nhà nước và các hộ dân. Dựa trên lợi thế quỹ đất trồng rừng và làm nông nghiệp sẵn có. 

Việc phát triển Farmstay, theo STL sẽ từng bước phát triển bền vững trong những năm tới.

Ở lĩnh vực bất động sản, công ty giới thiệu tập trung hoàn thiện và bàn giao các dự án Usilk City (Hà Nội), Khu dân cư cồn Tân Lập ( Nha Trang - Khánh Hòa).

Dự án Usilk City: Đắp bờ mà thả cá?Ghi nhận từ những cuộc trò chuyện quanh công trường dự án Usilk City khiến không ít người giật mình đến phát hoảng về tiến độ và tương lai của “Niềm kiêu hãnh cộng đồng”.