Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long ghi nhận sản lượng thép xây dựng bán trong tháng đầu tiên năm 2022 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ lên trên 380 nghìn tấn; xuất khẩu thép cũng tăng gấp 3 lần.
Thị phần thép xây dựng Hòa Phát tại Việt Nam tăng gần 6% trong vòng 1 năm lên 36,3%. Trong khi thép xuất khẩu chiếm 50% toàn ngành.
Hòa Phát cũng đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư Dự án Hòa Phát Dung Quất 2, với tổng mức đầu tư 85 nghìn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối 2024. Hòa Phát hiện thuộc top 50 những doanh nghiệp thép lớn nhất trên thế giới.
Tập đoàn Hòa Phát cũng trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Cho dù mới gia nhập nông nghiệp từ năm 2016, nhưng Hòa Phát đã có được vị thế hàng đầu trong ngành.
Tin chứng khoán ngày 25/2: Ba cú đấm thép của tỷ phú Trần Đình Long |
Nguồn thịt bò Úc của Hòa Phát đang chiếm vị trí số 1 với thị phần 50%, trứng gà sạch dẫn đầu sản lượng ở khu vực phía Bắc. Mục tiêu của Hòa Phát đến năm 2025 sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 750.000 đầu heo thương phẩm/năm; 200.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.
Gần đây, HPG của tỷ phú Long đầu tư mạnh vào mảng bất động sản. HPG vừa góp thêm 3.300 tỷ đồng vào CTCP Phát triển bất động sản Hoà Phát, tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp của tỷ phú Long gom đất ở nhiều địa phương để làm bất động sản khu công nghiệp, đại đô thị và, sân golf. Theo kế hoạch, HPG sẽ phát triển các đại đô thị diện tích từ 300-500ha với sản phẩm cao cấp, nhắm đến những người dân có thu nhập trung bình và cao.
Cả 3 mảng sản xuất kinh doanh trọng tâm của Hòa Phát đều được đánh giá có tiềm năng và có thể giúp doanh nghiệp này bứt phá trong tương lai khi mà doanh thu sắp đạt ngưỡng 10 tỷ USD.
Theo VNDirect, biên lợi nhuận gộp ngành thép trong 2022 sẽ suy giảm từ mức cao trong năm 2021 do giá nguyên liệu đầu vào tăng.
VNDirect cho rằng ngành thép Việt Nam đang có những điều kiện kinh doanh thuận lợi. Đó là nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn tại Việt Nam; tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam còn thấp; tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam vẫn đang thấp hơn mức trung bình của châu Á và Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới.
Mảng bất động sản cũng cho nhiều triển vọng. Những tín hiệu lạc quan của kinh tế vĩ mô, đầu tư công, mở cửa du lịch và nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn là những cơ sở cho thấy thị trường bất động sản sẽ khởi sắc hơn trong năm mới.
Thị trường sau cơn chấn động
Theo BSC, thị trường sẽ ổn định trở lại trong các phiên tới khi lực cầu bắt đáy đã hoạt động rất tích cực trong phiên 24/2. Yếu tố rủi ro lúc này vẫn đến từ sự bất định từ thị trường quốc tế, do vậy nhà đầu tư hạn chế lướt sóng, chám chặt chiến lược dài hạn để loạt bỏ những biến động mạnh như thời điểm hiện tại.
Còn theo Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội - SHS, thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trở lại nếu không có những leo thang trong căng thẳng giữa Nga và Ukraine. VN-Index vẫn có thể hồi phục trở lại để cố gắng lấy lại ngưỡng tâm lý 1.500 điểm.
YSVN cho rằng, thị trường có thể sẽ quay lại đà tăng và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.512 điểm. Đồng thời, dòng tiền vẫn tiếp tục phân hóa và không có phản ứng bán tháo cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp. Điểm tích cực là lực cầu giá thấp tăng mạnh cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu thoát khỏi thị trường mà luôn tìm kiếm cơ hội ở từng nhóm cổ phiếu.
Hôm 24/2, NATO cho biết sẽ không đưa quân tới Ukraine.
Chốt phiên giao dịch 24/2, chỉ số VN-Index giảm 29,11 điểm xuống 1.483,19 điểm. HNX-Index giảm 12,15 điểm xuống 430,39 điểm. Upcom-Index giảm 2,53 điểm xuống 110,98 điểm. Thanh khoản đạt 32,2 nghìn tỷ đồng, trong đó có 26,5 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
V. Hà
'Nữ hoàng' vàng thắng lớn, lên đỉnh lịch sử, tính vụ nghìn tỷ
'Nữ hoàng' kim tiền số 1 Việt Nam ghi nhận lợi nhuận cao chưa từng có và tiếp tục các kế hoạch mở rộng quy mô, tăng trưởng bất chấp cạnh tranh trong lĩnh vực này gia tăng.