Theo Bloomberg News, cách đây một tuần, Tencent đã cân nhắc mua khoảng 20-25% cổ phần của công ty trò chơi Voodoo của Pháp, với giá khoảng 500 triệu euro (14 nghìn tỷ đồng).
Nếu thương vụ tiếp theo thành công, Tencent đã nắm trong tay hầu hết các hãng game có thể chi phối được thị trường toàn cầu. |
Voodoo được mệnh danh là "Vua của minigame" trong ngành, hiện tại, đã có hơn 100 sản phẩm được phát hành và tích lũy được hơn 3,7 tỷ lượt tải xuống. Helix Jump, Roller Splat và Snake VS Block đều là những sản phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới.
Trong danh sách tải xuống ứng dụng di động tháng 6 do Sensor Tower phát hành, Voodoo thậm chí còn đánh bại Tencent (đứng thứ tám) một cách toàn diện khi đứng thứ ba. Với việc mua lại này, Tencent sẽ nắm trong tay các thị trường nước ngoài của Voodoo và tăng khả năng phát hành ở các thị trường này.
Một điều khá thú vị là Tencent vừa ký một thỏa thuận tư nhân hóa độc quyền với nhà sản xuất game Leyou Technology của Hồng Kông vào đầu tháng 7. Khi quá trình tư nhân hóa đạt được, Leyou Technology sẽ trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tencent.
Leyou Technology không nổi tiếng ở Trung Quốc, nhưng nhiều người chơi tại Việt Nam không lạ lẫm với thương hiệu này. Đặc biệt là Star Wars, tựa game được xếp vào top 5 số lượng người chơi trực tuyến trên Steam, là dự án được phát triển bởi công ty con Digital Extremes tại Canada.
Ngoài Star Wars, Leyou còn sở hữu một số tựa game chuyển thể đình đám như Transformers, Civilization Online, và sẽ hợp tác với Amazon để phát triển các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi dựa trên Chúa tể của những chiếc nhẫn, có thể làm giàu thêm nguồn dự trữ IP (các phiên bản gốc được chuyển thể) ở nước ngoài của Tencent.
Thực tế, từ năm 2006, Tencent đã “săn lùng” các công ty game ở nước ngoài. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2019, Tencent đã liên tiếp đầu tư vào Epic Games, Activision Blizzard, Supercell, Blue Hole Studio, Sharkmob, Funcom và các nhà sản xuất game nổi tiếng trong và ngoài nước khác.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Tiger Sniff, Tencent đã thực hiện ít nhất 51 thương vụ mua bán và sáp nhập đầu tư trong 14 năm qua, với mục tiêu đầu tư vào hơn 14 quốc gia và khu vực ở châu Á, châu Âu và Mỹ, bao gồm công nghệ cơ bản, phát triển trò chơi, phân phối kênh và các cộng đồng trò chơi.
Có thể nói, cả các nhà sản xuất game lớn toàn cầu và các nhà sản xuất/ phát hành game tiên tiến đang dần bị Tencent đưa vào lãnh địa toàn cầu hóa.
Tại sao các nhà sản xuất game nước ngoài chọn Tencent?
Trong 51 trường hợp đầu tư vào hoạt động kinh doanh trò chơi ở nước ngoài của Tencent được đề cập ở trên, hầu hết trong số đó họ đóng vai trò là nhà đầu tư tài chính và sẽ không can thiệp vào hoạt động hàng ngày. Tất nhiên, cũng có thể là Tencent đã đưa ra một mức giá mà bên kia không thể từ chối.
Ví dụ, Tencent đã chi 8,6 tỷ USD khi mua 84,3% cổ phần của Supercell, nhà phát hành game Clash of Clans; chi 369 triệu euro khi mua 5% cổ phần của Ubisoft; sở hữu toàn bộ công ty phát triển game Liên Minh Huyền Thoại (Riot Games) với giá hơn 300 triệu USD; giá thầu cho nhà phát triển Angry Birds (Rovio) đã tiêu tốn hơn 3 tỷ USD...
Đối với các công ty game, ngoài việc không thể từ chối mức giá mà Tencent đưa ra, còn do việc tham gia vào hệ sinh thái Tencent sẽ làm tăng rất nhiều cơ hội để game trở thành sản phẩm hot - với lượng người dùng nội địa khổng lồ và các kênh quảng bá của Tencent.
Tencent Games không được lòng người chơi tại quê nhà
Mặc dù các nhà sản xuất nước ngoài tôn trọng Tencent như một "thượng khách", nhưng ở Trung Quốc lại là một câu chuyện khác. Một lượng lớn người chơi đặt niềm tin vào các công ty game như Sony, Microsoft, Nintendo và thậm chí cả Ubisoft và EA, nhưng họ vẫn luôn giữ thái độ coi thường Tencent.
Hơn mười năm trước, danh tiếng của Tencent kém hơn nhiều so với bây giờ, vì lúc đó Tencent chưa bắt đầu mua lại các công ty trò chơi, nhưng đã trực tiếp sao chép ý tưởng của người khác để tạo ra "phiên bản clone", sau đó xây dựng dựa trên cơ sở người dùng, kênh quảng cáo và khả năng hoạt động mạnh mẽ của riêng mình.
Thứ hai, Tencent đã mang lại những tác dụng phụ rất lớn đối với sự tăng tốc của toàn bộ hệ sinh thái trò chơi. Sau khi các trò chơi của Tencent dần chiếm tiếng nói trên thị trường, mọi thứ bắt đầu thay đổi.
Cách tiếp cận của Tencent cũng gây tổn hại cho các công ty trò chơi khác. Ban đầu, công việc của mỗi nhóm làm trò chơi đều có quy trình lựa chọn thị trường, nhưng Tencent đã biến việc lựa chọn thị trường thành “sự lựa chọn của Tencent” - thay đổi vòng đời của trò chơi dựa trên chiến lược hoạt động của họ.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận vấn đề ở góc độ phát triển - ít nhất là hình ảnh kém cỏi của Tencent trong thời đại game di động đang dần được định hình lại. Điển hình nhất là AOV (phiên bản khác của Liên Quân Mobile tại Việt Nam) và PUBG Mobile, đây là 2 tựa game mobile đã mang đến nguồn doanh thu vượt ngoài kỳ vọng của Tencent.
Tencent muốn duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong quá khứ và đó là lựa chọn tất yếu để đẩy nhanh việc mở rộng ra nước ngoài. Và nếu bạn muốn chinh phục thị trường Âu Mỹ, chỉ có game 3A (dòng game bom tấn) mới đủ tiếng nói.
Theo dữ liệu của Newzoo , thị phần game console toàn cầu năm 2019 là 32%, game di động và game PC lần lượt chiếm 45% và 23%. Newzoo dự đoán rằng với việc phát hành thế hệ máy chơi game Xbox và PlayStation tiếp theo, doanh thu do thị trường game console tạo ra sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (9,7%) và đạt 61,1 tỷ USD vào năm 2022.
Vào đầu tháng 7, Tencent đã khai trương một studio trò chơi có tên LightSpeed LA tại California, Mỹ, thuộc Tập đoàn Tencent Photonic Studio, chủ yếu sản xuất các trò chơi cấp 3A cho các máy console thế hệ tiếp theo. Nhà phát triển kỳ cựu Steve Martin, người đã từng tham gia phát triển các game như GTA5 và Red Dead Redemption 2, sẽ là người đứng đầu studio.
Ở trạng thái lý tưởng hóa, kịch bản tiếp theo của Tencent có thể là xây dựng các studio ở nước ngoài - hồi sinh vốn quy trình sản xuất 3A để tận dụng các tài năng hàng đầu thế giới cùng tham gia - tiếp tục xây dựng nên những kiệt tác 3A của Tencent.
Khách quan mà nói, điều này về cơ bản khác với khoản đầu tư tài chính trước đây của Tencent vào các nhà sản xuất game, bởi vì Tencent đang tạo ra mảnh đất 3A của Trung Quốc thông qua sức mạnh về vốn. Có điều, không phải bất cứ tựa game 3A nào cũng có thể nhận được sự đồng thuận từ phía người chơi và chặng đường chinh phục của Tencent thực sự còn rất dài.
Điệp Lưu
Vì sao đồ vàng, đồ tím thường là trang bị mạnh trong game?
Liệu có phải các nhà phát triển thích màu tím nội tâm, màu vàng rực rỡ nên chọn màu này hay vì một lý do nào khác?