{keywords}
Nhiều nền tảng xuyên biên giới vẫn đang chây ỳ trong việc nộp thuế ở Việt Nam

Câu chuyện quản lý các nền tảng, dịch vụ xuyên biên giới vẫn đang nóng lên từng ngày. Mới đây, Netflix đã bị cơ quan chức năng ‘tuýt còi’ vì chây ỳ nộp thuế. Nền tảng video này xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016, hiện đang có khoảng 300.000 thuê bao trả phí ít nhất 120 USD/năm, tính ra doanh thu mỗi năm khoảng 36 triệu USD.

Bên cạnh việc chây ỳ nộp thuế, Netflix còn thách thức cơ quan chức năng khi cung cấp các bộ phim có yếu tố xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền sai lệch về chủ quyền biển đảo Việt Nam và các bộ phim ngập tràn cảnh bạo lực, khiêu dâm...có hỗ trợ tiếng Việt, hướng tới người dùng ở Việt Nam.

Từ câu chuyện Netflix, cơ quan quản lý tiếp tục đau đầu với các cổng game online, chợ game offline, kho ứng dụng xuyên biên giới đang hoành hành không phép. Đáng lo ngại là những cổng, chợ hay kho này đều đang dung dưỡng cho các thể loại game có yếu tố bạo lực, khiêu dâm, bài bạc...trong khi chính sách phân loại độ tuổi và định danh người dùng trên các nền tảng này còn khá lỏng lẻo, mơ hồ.

Khó khăn hiện nay nằm ở chỗ, trò chơi điện tử nói chung có nhiều cách phân loại, cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau, dẫn đến các văn bản luật cũ không thể bao quát, bao hàm hết nội dung, định nghĩa về nó. 

Chẳng hạn, các cửa hàng trực tuyến xuyên biên giới trên PC như Steam, Origin, Ubisoft Store, Epic Games hay trên di động như Play Store, App Store, hoặc trên console như PlayStation Store, Microsoft Store lại chỉ đang đóng vai trò trung gian phân phối. 

{keywords}
Các cửa hàng trực tuyến lớn trên thế giới hiện nay

Người chơi khi mua game qua các chợ trung gian này thực tế sẽ kết nối tới từng game của từng nhà phát hành khác nhau. Đồng thời, phần doanh thu chính cũng phát sinh trong từng trò chơi đó (IAP hoặc cash shop). Như vậy, việc quản lý để chặn IP hoặc thu thuế phát sinh với từng game là vô cùng khó khăn, xét trên số lượng hàng trăm nghìn game hiện nay.

Điều đó dẫn tới các quy định hiện hành về thuế nhà thầu nước ngoài đã có, nhưng cơ sở để truy thu thuế của Google, Apple hay Facebook đối với riêng mảng game ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. 

Trong khi đó, dự thảo xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013, nhằm siết chặt hoạt động của game xuyên biên giới không được cấp phép hướng tới mục tiêu chính là quản lý dịch vụ trung gian thanh toán trong trò chơi điện tử.

Tuy nhiên, công tác quản lý này cần có sự đồng bộ giữa các bộ, ban ngành, phối hợp nhịp nhàng giữa quản lý cổng thanh toán điện tử của Bộ Tài chính, căn cước công dân gắn chip để định danh người dùng của Bộ Công an và các hoạt động cấp phép game G1 của Bộ Thông tin & Truyền thông.

{keywords}
Cần có cơ chế khuyến khích phát triển cho các studio Việt sản xuất game.

Nếu không, người dùng cuối vẫn có muôn vàn cách lách luật nhờ sự trợ giúp của công nghệ hiện nay. Thực tế, từ nhiều năm qua, người chơi vốn đã quen với cảnh phải ẩn giấu danh tính Việt Nam khi tham gia các máy chủ game nước ngoài. Các hình thức nạp thẻ chui, nạp tiền trung gian cũng nhân đó mà nở rộ, dù rằng không thiếu những vụ lừa đảo, lấy cắp thông tin người dùng vì kiểu nạp lậu này. 

Ngoài ra, ngành sản xuất game trong nước cũng cần được hưởng những cơ chế ưu đãi đặc thù, để khuyến khích các studio Việt sáng tạo ra các sản phẩm mang tính lịch sử, phù hợp văn hóa của dân tộc, nhằm thu hút người chơi trong nước. Đây cũng được xem là một giải pháp nhằm hạn chế người chơi đến với các game xuyên biên giới từ nước doanh nghiệp nước ngoài.

Phương Nguyễn

Quản game xuyên biên giới: Cần chặn dải IP máy chủ game lậu

Quản game xuyên biên giới: Cần chặn dải IP máy chủ game lậu

Phần lớn các nhà phát hành lớn không có ý kiến trước tình trạng game xuyên biên giới không phép đang hoành hành ở Việt Nam hiện nay.