Trường ĐH Công nghệ TP.HCM quyết định lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái (72 tuổi).

Nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái thuộc lớp 16NQT21, khóa: 2016 - 2019, ngành Quản trị kinh doanh. Trước đó, nghiên cứu sinh này đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường với tên gọi: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận án do PGS.TS Lê Quang Hùng và TS Trương Quang Dũng hướng dẫn. 

luanants.png
Luận án của nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái

Theo biên bản đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường của nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái, kết quả là đạt nhưng phải chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng. Thông tin và nội dung luận án đều được đăng tải công khai trên các kênh truyền thông đại chúng.

Trong thời gian 3 tháng sau khi bảo vệ luận án, hội đồng đánh giá sẽ tiếp tục tiếp nhận những ý kiến, phản hồi, góp ý của xã hội đối với đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh trước khi đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng. 

anh man hinh 2023 12 15 luc 101901.png
Thông báo của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM về Tổ chức hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái hồi tháng 8

Về lý do phải thẩm định lại, đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho hay, nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường ngày 9/9/2023. Các thông tin liên quan đến luận án tiến sĩ và công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh đều đã được công khai trên website của Viện Đào tạo Sau đại học. Sau đó, nhà trường nhận được thông tin phản ánh về sự trùng lặp trong tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiến cứu sinh này. Vì vậy, nhà trường quyết định thành lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái. 

Trước đây, nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái cũng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với tên gọi "Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu (nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)". Tuy nhiên luận án này đã không được thông qua. Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái có tên là: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản: trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu".  

Phía Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, hội đồng đánh giá luận án đã đánh giá những điểm mới, đóng góp mới của luận án trong biên bản và quyết nghị của hội đồng. Về việc thẩm định lại, sau khi có kết quả thẩm định, nhà trường sẽ thông tin cụ thể đến công chúng. 

Tóm tắt luận án của nghiên cứu sinh Trần Hữu Ái:

Bối cảnh kinh doanh trong nước và nước ngoài tạo ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thủy sản tham gia thương mại quốc tế, đòi hỏi họ phải cải thiện năng lực cạnh tranh (NLCT). Do đó, mục tiêu của luận án này là phân tích NLCT của các DN chế biến thủy sản đông lạnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu thảo luận về chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” theo các hình thức phân tích mới, chưa nghiên cứu trước đây. 

Qua nghiên cứu và khái quát hóa các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất các lý thuyết, mô hình nghiên cứu và bổ sung các điểm mới: (1) Năng lực Marketing mối quan hệ và (2) Năng lực thích ứng với một nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụ thể của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Để phân tích NLCT của các DN CBTSĐL tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luận án đã tiếp cận quan điểm lý thuyết năng lực, khác với các cách tiếp cận của các nghiên cứu trước đây là theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống.

Nghiên cứu định lượng trên cở mẫu là 402 đối tượng của 129/260 DN CBTSDL ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua khảo sát. Dùng SPSS 24.0 để phân tích và đánh giá các nhân tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của DN CBTSDL tại tỉnhBà Rịa – Vũng Tàu. Kiểm tra hệ số tin cậy, phân tích EFA, hồi quy. Kết quả công nhận 9 giả thuyết lần lượt từ thấp đến cao.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu giúp Ban giám đốc thấy được mức độ liên quan của năng công cụ tìm kiếm Hãy tạo Kết hợp Chỉnh sửa PDI Adobe S Điền & Ký Xuất khẩu PD Tổ chức 6 lực cạnh tranh của các DN CBTSĐL tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm cải thiện và thức đẩy sự phát triển của các DN trong thời gian tới. Hai điểm mới trong nghiên cứu là phân tích để các nhà quản lý DN CBTSDL Bà Rịa – Vũng Tàu thấy tư duy marketing đang thay đổi từ tối đa hóa lợi nhuận từ từng thương vụ sang tối đa hóa lợi nhuận từ từng mối quan hệ. Tương lai của marketing sẽ là markeing mối quan hệ và marketing trên cơ sở dữ liệu và Năng lực công nghệ và hậu cần-đổi mới (đây cũng chính là tư tưởng cho thế hệ web 4.0 và maketing 5.0).

Hiểu được năng lực marketing mối quan hệ là sự chuyển đổi từ marketing giao dịch sang marketing mối quan hệ là một trong các xu hướng quan trọng nhất của marketing ngày nay. Biết được marketing mối quan hệ là tập trung vào dài hạn thay vì ngắn hạn, chú trọng giữ chân khách hàng hơn là bán hàng; Biết được các mối quan hệ là tài sản nền tảng của công ty và marketing mối quan hệ nhấn mạnh đến hợp tác hơn là cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các đối tác và đối thủ.

 Hiểu được năng lực Công nghệ và hậu cần-đổi mới là phương tiện để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Trong lĩnh vực hậu cần, nhiều công nghệ mới đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của chuỗi cung ứng bằng cách cải thiện hiệu quả và hiệu suất tổng thể của hệ thống hậu cần. Công nghệ và hậu cần- đổi mới là những yếu tố chính của cạnh tranh kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực.

Công nghệ và hậu cần-đổi mới mang đến cho các công ty cơ hội thích nghi với môi trường mà họ hoạt động: Guan và cộng sự (2006) khẳng định mối quan hệ nội tại chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, công nghệ và hậu cần- đổi mới cho phép họ xác định và kiểm soát những thay đổi trong môi trường bên ngoài, để các nhà khai thác đạt được khả năng cạnh tranh lâu dài.

Trong lĩnh vực logistics, công nghệ thông tin, truyền thông và tự động hóa đã giúp tăng đáng kể tốc độ nhận dạng, thu thập, xử lý, phân tích và truyền dữ liệu với độ chính xác và độ tin cậy cao (Kocoglu và cộng sự. Associates, 2012).