1. Xứ Thanh Hoa là tên tỉnh nào ngày nay?
-
Phú Thọ
0%
- Hà Nội
0%- Ninh Bình
0%- Thanh Hóa
0%Chính xácTheo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, nhà Đinh và nhà Lê từng gọi Thanh Hóa là Ái Châu. Đến năm Thiên Thành thứ 2 (1029) thời nhà Lý đổi thành Thanh Hóa Phủ.
Từ năm Quang Thuận thứ 10 thời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông cho đổi Thanh Hóa thừa tuyên thành Thanh Hoa thừa tuyên. Tên Thanh Hoa tiếp tục được sử dụng cho đến năm 1843, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn lại lấy tên chính thức của vùng đất này là Thanh Hóa tỉnh, giống triều đại Đinh, Lê.
Theo sách Đại Nam thực lục, việc nhà vua quyết định đổi tên Thanh Hoa ngược lại thành Thanh Hóa là dựa theo cách gọi của người xưa: “Xét các sử sách nước Nam, tỉnh Thanh đời xưa là Thanh Hóa. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, các dấu quan phòng và ấn triện cũng đổi lại mà ban cấp”.
2. Tỉnh nào ngày nay từng được gọi là Thanh Hoa ngoại trấn?
-
Bắc Ninh
0%
- Ninh Bình
0%- Nghệ An
0%- Quảng Trị
0%Chính xácTừ thời nhà Mạc, vùng đất Ninh Bình được gọi là Thanh Hoa ngoại trấn do nằm cạnh địa phận xứ Thanh Hoa.
Ninh Bình là cố đô của người Việt, trước khi vua nhà Lý dời đô đến Thăng Long. Từ thời nhà Đinh cho đến nhà Tây Sơn, vùng đất này có nhiều cái tên như Trường Yên, Đại Hoàng, Thiên Quan… Sau khi lên ngôi, vua Gia Long nhà Nguyễn đổi tên thành đạo Thanh Bình. Tới cuộc cải cách hành chính năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vua đổi Thanh Bình thành Ninh Bình và tên gọi này được sử dụng tới ngày nay.
3. Xứ Thanh Hoa là nơi phát tích của bao nhiêu triều đại trong lịch sử Việt Nam?
-
2
0%
- 3
0%- 4
0%- 5
0%Chính xácThanh Hóa là quê hương của nhiều vị vua nhất với 44 đời vua của 4 triều đại khác nhau trong lịch sử phong kiến Việt Nam, gồm nhà Tiền Lê (2 vua), nhà Hồ (2 vua), nhà Hậu Lê (27 vua) và nhà Nguyễn (13 vua).
Dân gian lưu truyền câu “Quân xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, ý nói Thanh Hóa là đất phát tích của các vị vua. Trong khi đó, Nghệ An lại sản sinh ra nhiều vị tướng, bậc hiền tài giúp ích cho đất nước.
4. Khi dời đô về Thanh Hóa, nhà Hồ gọi kinh đô mới này là gì?
-
Đông Đô
0%
- Tây Đô
0%- Phượng Hoàng Trung Đô
0%- Bắc Thành
0%Chính xácKhi chuẩn bị phế bỏ vương triều họ Trần, Hồ Quý Ly cho xây thành mới ở An Tôn (thuộc xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), nay được biết đến với tên gọi thành Nhà Hồ.
Năm 1400, vương triều họ Hồ chính thức thành lập, chọn Thanh Hóa là kinh đô mới, lấy tên Tây Đô, đồng thời đổi tên cố đô Thăng Long thành Đông Đô. Dù được xây dựng kiên cố, thành Nhà Hồ và Tây Đô vẫn thất thủ trước cuộc xâm lược của phương Bắc năm 1407, khiến nhân dân trong nước chịu cảnh lầm than dưới ách thống trị của giặc Minh, trước khi vua Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, giành lại giang sơn vào 20 năm sau.
5. Sau khi thành công đánh đuổi giặc Minh, vua Lê cho xây dựng ở Thanh Hóa kinh thành nào?
-
Phượng Hoàng Trung Đô
0%
- Lam Kinh
0%- Bản Phủ
0%- Bình Lỗ
0%Chính xácSau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428), Lê Lợi thành công đuổi giặc Minh và lên ngôi vua, đóng đô tại Thăng Long. Ông lấy niên hiệu Thuận Thiên, cho xây ở đất tổ Lam Sơn, Thanh Hóa một kinh thành mới, lấy tên là Lam Kinh hay Tây Kinh.
Thành Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải có núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu hoàng thành, cung điện, Thái miếu được bố trí theo trục Nam – Bắc, xếp thành chữ Vương. Hiện tại, khu di tích Lam Kinh rộng khoảng 30ha, nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50km, thuộc địa phận thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân. Năm 2012, nơi đây được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
- Lam Kinh
- Tây Đô
- 3
- Ninh Bình
- Hà Nội