Xu hướng bán lẻ độc quyền một sản phẩm hiện đã khá phổ biến trong ngành công nghệ. Các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop, CellphoneS,… thường xuyên được các hãng smartphone chỉ định bán độc quyền một số phiên bản. Việc này nhằm tăng tính cạnh tranh cho nhà bán lẻ, chiến dịch truyền thông tập trung hơn, và sản phẩm dễ bán ra hơn.

Tuy nhiên, việc Thế Giới Di Động hôm 2/4 được chọn để mở bán độc quyền sản phẩm đồng hồ truyền thống, lại là một phiên bản đặc biệt, là điều khá mới mẻ.

{keywords}
Đồng hồ Orient phiên bản đặc biệt dành cho thị trường Việt Nam được Thế Giới Di Động phân phối độc quyền.

Cụ thể, chiều 2/4, Thế Giới Di Động kết hợp cùng công ty TNHH Thương mại Tân Hải Minh giới thiệu bộ sưu tập đồng hồ đặc biệt SK Vietnam - “Dấu ấn thời gian, một thời để nhớ” đến từ thương hiệu Orient (Nhật Bản).

Orient SK Vietnam là phiên bản dành riêng cho thị trường Việt Nam với những dấu ấn riêng biệt, được phát triển dựa trên thiết kế của bộ sưu tập Sea King quen thuộc với những thế hệ người Việt trong hơn 50 năm qua.

Đây có thể xem là lần đầu tiên Thế Giới Di Động phân phối độc quyền một sản phẩm không phải thế mạnh cốt lõi của họ. Một chiếc đồng hồ truyền thống được phân phối độc quyền tại Thế Giới Di Động đánh một dấu mốc quan trọng trong việc chuỗi này trở thành nhà bán lẻ đa ngành, nhất là ngành đồng hồ - trang sức vốn đã hình thành rất lâu đời tại Việt Nam.

Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 70, chiếc đồng hồ SK của Orient được nhiều thế hệ người Việt biết đến. Tại Việt Nam, Orient SK được người dùng gọi với cái tên như “SK mặt lửa”, “SK thủy quân lục chiến”, xuất phát từ thiết kế độc đáo và mạnh mẽ của dòng sản phẩm này. Một số địa phương miền Bắc còn gọi sản phẩm này là “Đồng hồ 4 đinh”.

Bên cạnh ngoại hình nam tính và mạnh mẽ như bản cũ, Orient SK Vietnam có thêm chi tiết ngôi sao năm cánh mạ vàng nổi bật trên nền mặt số màu đỏ, gợi nhớ về hình ảnh quốc kỳ Việt Nam. Mặt sau của đồng hồ và trên nắp hộp đựng được in khắc dòng chữ Vietnam Special Edition.

Có hai sản phẩm được ra mắt đợt này - vỏ thép mạ vàng và vỏ thép bạc. Phiên bản bạc sẽ được mở bán độc quyền tại Thế Giới Di Động đến hết tháng 06/2022. Thế Giới Di Động cũng là hệ thống đầu tiên phân phối chính thức hai mẫu đồng hồ này.

Việc một nhà bán lẻ “tay ngang” như Thế Giới Di Động được chọn để phân phối sản phẩm đồng hồ truyền thống cho thấy vai trò của nhà bán lẻ này so với các đối thủ cùng ngành. Điều này mở ra nhiều cơ hội khác nữa cho chuỗi bán lẻ công nghệ trong thời gian tới.

Cho tới hiện tại, mặt hàng đồng hồ truyền thống được bày bán trong các kệ hàng đặt tại Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, theo mô hình “shop – in – shop”. Hiện tại, mặt hàng đồng hồ được bày bán trên gần 3.000 cửa hàng của hai chuỗi bán lẻ.

Mô hình shop-in-shop kinh doanh đồng hồ được đưa vào thử nghiệm tại cửa hàng Thế Giới Di Động ở TP.HCM từ 08/03/2019. Theo số liệu gần đây, 4 tháng đầu năm 2021, ngành đồng hồ mang về cho công ty hơn 670 tỷ đồng từ khoảng 540 ngàn sản phẩm bán ra, tương đương mức tăng trưởng 50% về doanh số và 100% về sản lượng so với 4 tháng đầu năm 2020.

Trung bình 1 tháng (tháng 1/2020), ngành hàng đồng hồ mang về hơn 160 tỷ đồng doanh thu cho Thế Giới Di Động với gần 100.000 đồng hồ các loại được bán ra trong tháng. Với con số này, rõ ràng nhà bán lẻ “tay ngang” đang có doanh số cạnh tranh so với bất kỳ đối thủ nào trên thị trường.

Hải Đăng

Bán đồng hồ ‘6 tháng dịch bằng cả năm’, Thế Giới Di Động tham vọng tăng gấp 5 lần số bán

Bán đồng hồ ‘6 tháng dịch bằng cả năm’, Thế Giới Di Động tham vọng tăng gấp 5 lần số bán

6 tháng đầu năm kinh doanh trong bối cảnh giãn cách xã hội, Thế Giới Di Động vẫn "chốt sale" tới 423.000 chiếc đồng hồ, vượt số bán cả năm trước cộng lại.