Các mã hoá bảo mật không thể thay thế (NFT) đang nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông. Giới chuyên gia cũng cho rằng, tác động của công nghệ này sẽ vượt ra khỏi những giao dịch tác phẩm nghệ thuật số đơn thuần và thay đổi cách con người truyền tải ý tưởng trong tương lai.
Thế nhưng, thị trường NFT cũng nhạt nhoà và khô khan như một ngành công nghệ đơn thuần. Thống kê gần đây nhất chỉ ra rằng, chỉ có 16% người tham gia sáng tạo trong lĩnh vực này là nữ giới.
Theo khảo sát của Art Tactic, được phát hành bởi Bloomberg, các nghệ sỹ nữ chỉ đóng góp 5% doanh số thị trường NFT. Trong khi đó, nam giới chiếm đến 77% doanh số (16% còn lại là nghệ sỹ ẩn danh, 2% là các bộ sưu tập chung).
Vyazemskaya, giám đốc truyền thông tại Rarible, một sàn giao dịch NFT, cho biết công nghệ luôn là lãnh địa thống trị bởi nam giới và chính điều đó khiến “nhiều phụ nữ cảm thấy bất an khi muốn tiến vào lĩnh vực này”.
Theo đó, tâm lý chính là rào cản đầu tiên với phụ nữ khi họ lần đầu tiên tham gia vào NFT, do “lĩnh vực công nghệ truyền thống từ trước tới nay luôn là nơi thoả mãn tham vọng và thành công của nam giới, từ đó tạo ra tâm lý sai lầm rằng công nghệ chủ yếu là dành cho đàn ông”.
Nhận thức chính là bước đi quan trọng đầu tiên để khuyến khích nữ giới tham gia vào ngành công nghiệp NFT. Những hình mẫu thành công và sáng kiến dẫn dắt bởi phụ nữ sẽ là tiền lệ cho các thế hệ sáng tạo trong tương lai thấy rằng, NFT có thể là “một cộng đồng dành cho phụ nữ”.
Trong khi đó, giám đốc tiếp thị sàn giao dịch tài chính mã hoá XBTO, Rebekah Keida nhấn mạnh tới sự hoà nhập: “Sự thật là ngành công nghiệp này vẫn còn non trẻ và đang dần lớn mạnh, nên không ai thực sự là ‘chuyên gia’ cả. Tất cả chúng ta đều cùng nhau học hỏi. Chúng ta càng thúc đẩy sự hoà nhập bao nhiêu thì không gian này càng chào đón thêm nhiều người dùng crypto và nữ giới bấy nhiêu”.
Vậy lời khuyên đối với những phụ nữ muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực NFT là gì? Vyazemskaya nghĩ rằng, tương tác với những nhà sáng tạo và người sưu tập khác sẽ là 1 ý hay do cộng đồng NFT “rất hỗ trợ” người mới, người dùng có thể trao đổi và tương tác trên mạng xã hội hay các chợ điện tử giao dịch các sản phẩm này.
Trái lại, Keida cho rằng đơn giản là hãy cứ bắt đầu. “Hãy tìm hiểu”, có thể là nói chuyện 1-1 trên Twitter hay Discord. “Khi bạn vươn ra ngoài và bắt đầu xây dựng các liên hệ cá nhân, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều điều có thể học hỏi”.
Vinh Ngô (theo CoinTelegraph)
NFT lịch sử Trung Quốc ‘cháy hàng’ sau 2 tiếng mở bán
Ngày 14/3, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng - SCMP phát hành bộ sưu tập NFT đầu tiên với nội dung là các sự kiện lịch sử trong năm 1997.