Thế Giới Di Động (MWG) vốn nổi tiếng là một trong những doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt lớn trên sàn chứng khoán. Theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý I/2022 của MWG, công ty sở hữu lượng tiền và tương đương tiền khoảng 3.259 tỷ đồng, trong đó có 508 tỷ tiền mặt và hơn 2.650 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp này thu về gần 211 tỷ đồng lãi từ tiền gửi.
Ngoài gửi tiền ngân hàng, MWG còn cho vay ngắn hạn. Báo cáo tài chính Quý I/2022 cho thấy, đơn vị vay ngắn hạn MWG có Chứng khoán HSC (765 tỷ đồng), Chứng khoán VPS (158 tỷ đồng).
Chưa hết, trong Quý II/2022, có thêm một công ty chứng khoán khác cũng phát sinh vay nợ từ MWG. Cụ thể, khoản mục vay và nợ thuê tài sản tài chính ngắn hạn của Công ty cổ phần chứng khoán Tiền Phong (TPS) cho biết có khoản nợ 150 tỷ đồng với MWG. Khoản vay này chịu lãi suất từ 8-8,2%/năm.
Khoản vay của TPS với MWG phát sinh trong Quý II/2022 |
Trong khi đó, khoản vay của TPS với Ngân hàng Shinhan – Chi nhánh Singapore có lãi suất 3%/năm.
Trên thực tế, MWG là một trong số các doanh nghiệp lớn trên thị trường đang áp dụng nghiệp vụ tài chính Corporate Treasury (tạm dịch: Nghiệp vụ ngân quỹ doanh nghiệp) để kiếm lợi nhuận từ các hoạt động tài chính. Dù có khoản vay nợ lớn và từng chạm mốc 1 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2021, nhưng ông lớn bán lẻ này cũng đồng thời có khoản thu đáng kể từ lãi cho vay và lãi tiền gửi.
(Theo Nhịp sống kinh tế)
CEO Thế Giới Di Động: Nếu lựa chọn an toàn, làm sao lên được đỉnh cao mới
Ông Đoàn Văn Hiểu Em cho rằng việc đóng cửa một số dự án không hiệu quả là một phần của tiến trình khám phá các đỉnh cao mới.