Chủ trương tham gia tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bằng hình thức nhận chuyển giao bắt buộc (CGBB) một tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém là ngân hàng thương mại của Vietcombank cũng đã được ĐHCĐ thông qua.
Lãnh đạo Vietcombank cho biết, một trong những nguyên tắc nhận CGBB là đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông thường và danh tiếng của VCB; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cổ đông và cán bộ công nhân viên VCB.
Với việc nhận CGBB, Vietcombank sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới hoạt động, tốc độ tăng trưởng… và có thể nhận sáp nhập hoặc tiếp tục duy trì TCTD được CGBB như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng TCTD cho nhà đầu tư mới; tạo cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông Vietcombank.
Sau khi CGBB, TCTD được CGBB là pháp nhân độc lập, không thực hiện hợp nhất BCTC vào BCTC hợp nhất của Vietcombank. Vietcombank không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD còn lỗ lũy kế. TCTD được CGBB và Vietcombank sẽ được nhận các biện pháp hỗ trợ theo quy định của pháp luật và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Để tái cơ cấu ngân hàng yếu kém chuyển giao bắt buộc, cơ quan quản lý cũng sẽ có những chính sách hỗ trợ như: được ưu tiên chấp thuận cho vay vượt 15%/25% vốn tự có của VCB đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan của VCB; cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm; tăng thị phần phục vụ các dự án vốn tín dụng quốc tế cho VCB trong suốt thời gian TCTD chưa hết lỗ luỹ kế...
NHNN không giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm của VCB nếu VCB đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định; VCB được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngay sau khi nhận CGBB TCTD; VCB được trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ để tăng vốn tự có (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của TCTD). Ngoài ra, VCB không phải áp dụng các điều kiện hạn chế trong giao dịch với TCTD nhận CGBB với tư cách là một ngân hàng con của VCB, các giao dịch liên quan đến tài sản có với TCTD được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
Trước lo lắng của một số cổ đông về khó khăn khi nhận về một TCTD yếu kém, lãnh đạo Vietcombank cho rằng, với việc nhận CGBB, Vietcombank sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới hoạt động, tốc độ tăng trưởng… và có thể nhận sáp nhập hoặc tiếp tục duy trì TCTD được CGBB như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng TCTD cho nhà đầu tư mới; tạo cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông Vietcombank.
Hiện nay, có một số TCTD là NHTM đang thuộc dạng yếu kém được NHNN giám sát và phải tái cơ cấu bắt buộc. Trong đó, có 3 NHTM được nhà nước mua lại với giá 0 đồng và giao cho các NHTM quốc doanh lớn hỗ trợ hoạt động là: OceanBank, Gpbank và CBBank.
Trong số đó, CBBank – Ngân hàng TNHH 1 thành viên Xây dựng tiền thân là Ngân hàn TMCP Xây dựng được mua lại 0 đồng và giao cho Vietcombank hỗ trợ quản lý điều hành trong gần 8 năm qua.
Trước Vietcombank, MBBank cũng đã thông qua chủ trương nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD yếu kém là NHTM với các điều kiện và chính sách hộ trợ đi kèm cụ thể.
Vietcombank hiện là ngân hàng được xem là số một Việt Nam trên nhiều tiêu chí. Con số cập nhật mới nhất về kết quả kinh doanh Quý I/2022 cho thấy: quy mô tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành (huy động vốn tăng trưởng 3.7%, tín dụng tăng trưởng 6.9%); quy mô lợi nhuận hợp nhất đạt 9. 950 tỷ đồng, tăng trưởng 15.3% so với cùng kỳ. Chất lượng tín dụng được kiểm soát hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu 0,8%.
Tại ĐHCD 2022, Vietcombank cũng thông qua kế hoạch 2022 với các chỉ tiêu: Tổng tài sản: tăng 8%; Dư nợ tín dụng: tối đa tăng 15%; Lợi nhuận trước thuế: tăng tối thiểu 12%; Tỷ lệ nợ xấu: thấp hơn 1,5%... Với tốc độ này lợi nhuận Vietcombak 2022 tương ứng vượt 30.675 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2021, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Vietcombank năm 2021 đạt 27.389 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu rất thấp (0,63%), tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt mức cao nhất trong ngành ngân hàng (424%). Đặc biệt, Vietcombank đã trích lập 100% dự phòng rủi ro cho dư nợ cơ cấu, sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Vietcombank đã trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% và bằng cổ phiếu với tỷ lệ 27,6%, tăng vốn điều lệ lên mức 47.325 tỷ đồng. Quy mô vốn hóa của ngân hàng đạt 16,7 tỷ USD khi khép lại năm 2021.
Khởi Minh