Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa vừa ký công văn gửi các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp năm 2020 trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, đối tượng dự thi gồm: Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở TƯ, cấp tỉnh hiện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.

{keywords}
Lễ khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp năm 2018

Ngoài ra, còn có công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp chiến lược ở các bộ, ngành TƯ và công chức là người đứng đầu sở, ban, ngành và tương đương ở cấp tỉnh thuộc diện trong quy hoạch, được cơ quan có thẩm quyền luân chuyển về giữ các chức vụ, chức danh cán bộ lãnh đạo ở cấp huyện.

Công chức là cấp phó được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cấp trưởng ở sở, ban, ngành và tương đương ở cấp tỉnh (mỗi sở, ban, ngành chỉ cử 1 cấp phó đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi theo quy định); Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp huyện là ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh ủy, Thành ủy cũng thuộc đối tượng dự thi nâng ngạch này.

Số dư tối thiểu 1 người

Cán bộ, công chức khi đăng ký dự thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp năm 2020 phải đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn.

Đó là: được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2019; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt.

Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền. Hiện đang giữ ngạch chuyên viên chính và có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch chuyên viên cao cấp.

Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ, đề tài, đề án và các yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định.

Đồng thời, phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 1 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Trường hợp cán bộ, công chức có văn bằng, chứng chỉ để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi nâng ngạch công chức hoặc có bản cam kết sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, được người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức xác nhận bằng văn bản thì được xem là đủ tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ để dự thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp.

Cán bộ, công chức trước khi được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính đã có thời gian xếp lương theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập, theo thang bảng lương DNNN hoặc lương cấp bậc sĩ quan mà thời gian này được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương ở ngạch chuyên viên chính thì thời gian đó được tính là tương đương với thời gian giữ ngạch chuyên viên chính để dự thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp.

Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ, công chức được cử tham dự kỳ thi nâng ngạch (bao gồm cả điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học) và lưu giữ, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch của cán bộ, công chức theo quy định.

Căn cứ số lượng cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi nâng ngạch của bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ sẽ thông báo chỉ tiêu nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp năm 2020 của bộ, ngành, địa phương bảo đảm tỷ lệ cạnh tranh khoảng 10% và bảo đảm có số dư tối thiểu 1 người, trừ trường hợp chỉ có 1 người dự thi.

Bộ Nội vụ dự kiến tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức lên chuyên viên cao cấp năm 2020 vào nửa đầu tháng 6 tới.

Thu Hằng

Thi tuyển chức danh lãnh đạo: Hơn 400 người được bổ nhiệm

Thi tuyển chức danh lãnh đạo: Hơn 400 người được bổ nhiệm

12/14 cơ quan TƯ và 17/22 địa phương thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở, phòng bằng hình thức thi tuyển và bổ nhiệm 410 người.