Ông Fidan đưa ra phát biểu trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Hurriyet hôm 3/11. Theo quan chức này, Thổ Nhĩ Kỳ có “mối quan hệ đặc biệt” với cả 2 bên trong cuộc xung đột, sẵn sàng lắng nghe cả Moscow và Kiev. Ông lưu ý, với tư cách là một “người bạn”, Ankara phải nói chuyện thẳng thắn với cả 2 bên.
Theo đài RT, Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã ủng hộ Kiev trong việc giành lại quyền kiểm soát toàn bộ các lãnh thổ được quốc tế công nhận, bao gồm cả Crưm, bán đảo đã tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 2014.
Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với lập trường của Nga, vốn luôn khẳng định bất kỳ giải pháp tiềm năng nào cho cuộc xung đột đều phải công nhận thực tế. Moscow cũng tuyên bố chủ quyền đối với Crưm cũng như 4 vùng Donetsk, Luhansk, Kherson, Zaporizhia sáp nhập vào Nga sau trưng cầu dân ý hồi tháng 10/2022.
Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay đã cố gắng trở thành nước trung gian hòa giải giữa Nga - Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc hòa đàm Moscow – Kiev do nước này tổ chức tại Istanbul từ đầu cuộc xung đột đã thất bại.
Moscow nhấn mạnh Ankara hiện đã mất vị trí trung gian hòa giải tiềm năng. Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với ông Hurriyet rằng, cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ “khó hiểu” vì nước này liên tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Theo ông Lavrov, khó quốc gia nào có khả năng hòa giải Nga - Ukraine khi Kiev và các đồng minh không sẵn sàng đàm phán.