Chuyên gia Yang Zhiwen (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ về một gia đình có tất cả thành viên mắc bệnh tiểu đường. Sau khi hỏi thăm thói quen sinh hoạt, bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh từ chế độ ăn uống.
Theo đó, các thành viên thường xuyên ăn cơm rang và mì xào trong bữa chính, luôn cho thêm nhiều nước sốt, tương ớt. Các bệnh nhân ít ăn những loại thực phẩm chứa chất đạm, chất xơ. Bởi vậy, sau bữa ăn, đường huyết của họ tăng vọt, vượt quá ngưỡng cho phép (60 đến 139 mg/dL). Duy trì thói quen ăn uống này lâu dài sẽ dẫn tới mắc bệnh tiểu đường.
Tiến sĩ Yang bổ sung, ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột, đường sẽ khiến bạn nhanh no nhưng sau đó sẽ đói rất nhanh. Ngoài ra, lượng natri trong nước sốt còn làm tăng nguy cơ mất nước, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tiến sĩ Yang nhắc nhở: "Con người sẽ già đi. Khỏe mạnh khi còn trẻ không có nghĩa sẽ khỏe mạnh suốt đời". Ông chỉ ra rằng khi tuổi tác tăng lên, tỷ lệ trao đổi chất giảm, chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu vận động sẽ khiến tình trạng kháng insulin của cơ thể dễ xảy ra hơn. Điều này gây khó khăn cho việc điều hòa lượng đường trong máu, dễ phát triển thành bệnh tiểu đường.
Tiến sĩ Yang cũng chia sẻ 3 phương pháp điều chỉnh tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Giảm lượng carbohydrate tinh chế, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh.
- Tăng cường tập thể dục: Vận đồng đều đặn có thể cải thiện độ nhạy insulin, đặc biệt là nâng tạ và thể dục nhịp điệu.
- Kiểm soát căng thẳng và duy trì giấc ngủ đầy đủ: Kiểm soát hiệu quả áp lực và cải thiện chất lượng giấc ngủ góp phần để insulin hoạt động bình thường. Nếu có nhu cầu dùng thuốc để giảm tình trạng kháng insulin, bạn cần được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn.
Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
Theo Aboluowang, khi bệnh tiến triển, người mắc sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng hoặc biến chứng khác nhau. Nếu có các dấu hiệu như hình dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.