Nghịch lý thị trường BĐS TP.HCM: Giao dịch giảm, giá vẫn tăng
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Chiều 20/2, Văn phòng UBND TP.HCM đã tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo UBND TP.HCM, các sở, ngành và doanh nghiệp bất động sản để để nghe báo cáo về công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc tại 7 dự án nhà ở trên địa bàn.
Chủ trì cuộc họp là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường. Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo 4 dự án, phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo 1 dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng UBND Q.1 báo cáo 1 dự án. Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm báo cáo 1 dự án.
Chia sẻ với PV VietNamNet, đại diện một doanh nghiệp tham dự cuộc họp cho biết, lãnh đạo UBND TP.HCM chỉ ghi nhận thông tin về các vấn đề ách tắc của 7 dự án. Dự kiến trong tuần tới TP sẽ đưa ra hướng xử lý tiếp theo.
Theo tìm hiểu, 7 dự án nhà ở đang được UBND TP.HCM ưu tiên xử lý đang gặp những vướng mắc thủ tục pháp lý như sau:
1. Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp đường Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7
Tên thương mại là Shizen Home, dự án này do Công ty TNHH Gotec Việt Nam (Gotec Land) làm chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành các thủ tục như: Quyết định chấp thuận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng…, chủ đầu tư dự án đã xây dựng xong phần móng, hầm và tầng 1.
Năm 2022, Gotec Land đã 3 lần gửi hồ sơ đề nghị Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Cả 3 lần Gotec Land đều bị trả hồ sơ vì lý do cần rà soát quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án.
2. Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú
Đây là dự án do Công ty CP Đầu tư bất động sản Tân Thắng (Công ty Tân Thắng, thuộc sở hữu của Gamuda Land) làm chủ đầu tư, tên thương mại là Celadon City.
Vướng mắc tại dự án này là số tiền 514 tỷ đồng mà chủ đầu tư đã ứng trước để giải phóng mặt bằng cho 34,6ha đất giao thông, cây xanh, mặt nước tại dự án.
Thanh tra Chính phủ cho rằng UBND TP.HCM khấu trừ số tiền này vào tiền sử dụng đất không đúng quy định. Hệ quả là chủ đầu tư không được cấp giấy phép xây dựng, không được chuyển nhượng dự án và cư dân không được cấp sổ hồng. Khi bị cưỡng chế thuế, Gamuada Land đã nộp 93 tỷ đồng.
Qua các bước thủ tục, Bộ TN&MT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không thu hồi 514 tỷ đồng. Sau đó, Bộ TN&MT được giao phối hợp cùng Bộ Tài chính hướng dẫn UBND TP.HCM thực hiện.
Từ chỉ đạo của Bộ TN&MT, UBND TP.HCM đã giao các sở, ngành liên quan xem xét, báo cáo trong tháng 1/2022. Tuy nhiên, đến vẫn chưa có kết quả.
3. Chung cư Cửu Long, số 1 đường Tôn Thất Thuyết, P.1, Q.4
Có tên thương mại là De la Sol, dự án này ban đầu của Công ty CP Đầu tư sản xuất kinh doanh Sài Gòn Cửu Long. Được chấp thuận đầu tư năm 2017, dự án có diện tích đất 1,4ha, quy mô 870 căn hộ.
Công ty CP Đầu tư kinh doanh bất động sản Việt Hưng Phú đã nhận chuyển nhượng dự án này. Sau khi mua lại 100% cổ phần của Việt Hưng Phú, Capitaland chính thức sở hữu dự án này.
Dự án đang được rà soát để xác định vướng mắc (nếu có) liên quan đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp trước đây.
4. Khu phức hợp Sóng Việt, lô 1-17, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức
Đây là dự án của Công ty CP Quốc Lộc Phát, tên thương mại là The Metropole Thủ Thiêm. Quy mô khoảng 7,6ha, chủ đầu tư được UBND TP.HCM giao dự án năm 2017.
Năm 2019, Thanh tra Chính phủ kết luận UBND TP.HCM chỉ định nhà đầu tư tại dự án này nhưng không đấu giá quyền sử dụng đất, tính và thu tiền sử dụng đất. Một số lô đất có tiền sử dụng đất là 26 triệu đồng/m2 là không đúng quy định.
Do đó, cần xác định lại giá đất để truy thu, tránh thất thoát. Hiện các cơ quan chức năng TP.HCM vẫn chưa thống nhất hướng giải quyết đối với dự án này.
5. Khu nhà ở Thiên Lý, P.Phước Long B, TP.Thủ Đức
Đây là dự án do Công ty TNHH Xây dựng – dịch vụ An Thiên Lý làm chủ đầu tư, quy mô 17,4ha. Chủ đầu tư được giao đất từ năm 2007, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào năm 2009.
Đến năm 2016, 4,2ha thuộc dự án này được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500. Đến nay, vẫn còn vướng mắc về thủ tục pháp lý khiến cho chủ đầu tư chưa thể hoàn thiện dự án.
6. Dự án 30,2ha P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức
Tên thương mại là The Water Bay, dự án này do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 (Công ty Thế kỷ 21) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2020, UBND TP.HCM ra quyết định huỷ chủ trương chuyển đổi 30.2ha P.Bình Khánh từ dự án nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại. Đồng thời, chấm dứt giao khu đất này cho Công ty Thế kỷ 21.
Sau đó, Công ty Thế kỷ 21 đề nghị UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận cho công ty được tiếp tục triển khai dự án nhà ở thương mại do khu đất có nguồn gốc do công ty tự bồi thường giải phóng mặt bằng. Đến nay vẫn chưa có ý kiến xử lý từ UBND TP.HCM.
Được biết, dự án The Water Bay hiện đã đầu tư xong giai đoạn 1 với 506 căn hộ tái định cư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn khu.
7. Chung cư Cô Giang, P.Cô Giang, Q.1
Đây là dự án xây mới chung cư đã xuống cấp do Công ty CP Phát triển Đất Việt làm chủ đầu tư, tên thương mại là Grand Manhattan. Giai đoạn 1 của dự án là chung cư tái định cư và công trình công cộng. Giai đoạn 2 là khu căn hộ và trung tâm thương mại.
Khu tái định cư đã hoàn tất xây dựng, bàn giao 388 căn hộ cho người dân vào năm 2022. Khu căn hộ thuộc giai đoạn 2 đang triển khai thì gặp vướng mắc ở thủ tục chứng nhận đầu tư và tiền sử dụng đất.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Có gần 3.000 căn hộ và nhà ở tại TP.HCM đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, tuy vậy phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân có giá bán dưới 40 triệu đồng/m2 gần như mất hút.
Để giải quyết sự chậm trễ trong khâu thực hiện thủ tục pháp lý cho dự án BĐS, UBND TP.HCM đưa ra quy trình 4 bước, đồng thời quy định rõ thời gian xử lý hồ sơ tại từng đơn vị.