{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Chủ nhiệm Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet”.

Ban chủ nhiệm Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” còn có Phó chủ nhiệm Đề án là Chánh Thanh tra Bộ TT&TT Võ Thanh Lâm.

Bên cạnh một thành viên đến từ Bộ Công an là ông Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Ban chủ nhiệm Đề án còn có 6 thành viên khác là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT, bao gồm: ông Lê Nam Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí; ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin; ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử; bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam.

Ban chủ nhiệm Đề án có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, điều phối các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet”.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án theo giai đoạn, hàng năm và tổ chức thực hiện những hoạt động nêu trong Đề án; chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án định kỳ hàng năm...

Quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm Đề án do Chủ nhiệm Đề án quyết định. Thanh tra Bộ TT&TT là cơ quan thường trực Ban chủ nhiệm Đề án, có trách nhiệm tham mưu, giúp việc Ban chủ nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án. 

Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” được Bộ TT&TT phê duyệt tháng 8/2017 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 để tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet, góp phần kéo giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trên mạng Internet.

Đề án cũng hướng tới nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet tại Việt Nam trong giai đoạn mới; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng Internet và toàn xã hội.

M.T

Điểm mặt các loại hình tội phạm mạng tại Việt Nam trong năm 2020

Điểm mặt các loại hình tội phạm mạng tại Việt Nam trong năm 2020

Tình hình tấn công mạng ở Việt Nam ngày càng phức tạp. Tội phạm mạng đã sử dụng nhiều loại mã độc nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Số lượng tội phạm mạng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, tài chính, ngân hàng gia tăng.