- Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, cấp phó mà cần càng nhiều thì chứng tỏ cấp trưởng yếu và ngược lại.

Sáng nay, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo Chính phủ và chính quyền địa phương. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, hội thảo này nhằm lấy ý kiến để sửa luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ được Bộ báo cáo tại phiên họp Chính phủ vào ngày 30/8 tới.

{keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: T.Hằng


Cơ quan hành chính Nhật, Singapore chỉ có một cấp phó

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, nội dung sửa đổi 2 luật này tập trung vào việc phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và chính quyền địa phương theo hướng phân cấp mạnh, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, tránh chồng chéo. Ví dụ việc quản lý đất đai hiện có đến 3 cấp chính quyền cùng quản lý.

Đồng thời, sửa các quy định liên quan đến việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện cũng như việc thí điểm hợp nhất, nhất thể hoá đơn vị đảng và nhà nước, đảm bảo tổ chức bộ máy hiệu, lực hiệu quả trong quản lý nhà nước, phục vụ dân tốt hơn.

Trình bày báo cáo đề dẫn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nêu hàng loạt điểm mới cần sửa đổi theo tinh thần của Nghị quyết TƯ 6, TƯ 7. Trong đó có nội dung sửa luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và uỷ quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh: T.Hằng

Bên cạnh đó, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND các cấp cũng cần tiếp tục hoàn thiện, phân biệt rõ hơn nữa chính quyền đô thị, nông thôn và hải đảo. Ngoài ra, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho phù hợp trong điều kiện xây dựng chính quyền điện tử, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế cũng cần được quy định thêm trong luật để có cơ sở rà soát, sáp nhập, sắp xếp lại.

“Quan điểm chung là giảm số lượng ĐB HĐND các cấp, giảm ĐB HĐND công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước; giảm số lượng Phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện từ 2 xuống 1. Số lượng Phó chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã cũng sẽ được quy định lại", ông Tuấn nói.

Thứ trưởng nêu các vấn đề gợi mở như việc giảm số lượng ĐB HĐND các cấp ở từng loại hình đơn vị hành chính như thế nào là hợp lý; quy định khung số lượng các cơ quan trực thuộc HĐND cấp tỉnh, huyện và khung số lượng cấp phó của các cơ quan này là bao nhiêu?

“Quan điểm của tôi là cấp phó mà cần càng nhiều thì chứng tỏ cấp trưởng yếu và ngược lại. Như ở Nhật và Singapore, mỗi cơ quan hành chính chỉ có 1 cấp phó”, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn so sánh.

Giảm đại biểu HĐND

Nguyên Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Đặng Đình Luyến cho rằng việc giảm số lượng ĐB HĐND một cách hợp lý, kiện toàn bộ máy một cách gọn nhẹ là quan điểm cần quan tâm.

Ông Luyến nêu thực tế HĐND đông nhưng không mạnh. “Tư tưởng ban đầu cơ cấu ĐB HĐND nhiều để nâng cao vai trò, vị thế và chất lượng hoạt động nhưng thực tế thì không phải”, ông đề nghị nên cân nhắc giảm đi vì số lượng ĐB HĐND các cấp rất đông.

Ông phân tích, hoạt động của HĐND theo kỳ họp, 1 năm 2 kỳ, quyết định nhiều vấn đề nhưng qua thực tiễn hoạt động cho thấy ĐB tham gia không phải đồng đều, chỉ số ít tham gia thảo luận đóng góp. Vì vậy việc bố trí đông chỉ gây lãng phí về công sức, thời gian, kinh phí.

“Đây là vấn đề bất cập, khi văn bản các đề án, báo cáo do UBND tỉnh ban hành ra thì những ĐB ở các cơ quan hành chính nhà nước rất ít tham gia phát biểu mang tính phản biện. Hiệu quả hoạt động của ĐB HĐND ở cơ quan quản lý nhà nước rất hạn chế”, ông nhận định. 

{keywords}
Nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia Nguyễn Hữu Khiển

GS.TS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia cũng ủng hộ việc giảm ĐB HĐND bởi tính hình thức.

“Thiết kế bộ máy phải vì dân, phải kiên trì làm. Đã đến lúc người dân không chịu được bộ máy cồng kềnh nữa”, ông nhấn mạnh.

Hợp nhất sở: Không để lây lan tình trạng thừa cấp phó

Hợp nhất sở: Không để lây lan tình trạng thừa cấp phó

Ủy viên UB Pháp luật của QH Phạm Văn Hoà lưu ý kinh nghiệm từ những đợt sáp nhập sở trước đây, không để lây lan việc thừa cấp phó thời gian dài.

‘Lạm phát’ cấp phó, Sở Nội vụ Hà Nội hiện ra sao?

‘Lạm phát’ cấp phó, Sở Nội vụ Hà Nội hiện ra sao?

Với 3 người đã nghỉ hưu, 1 người chuyển làm GĐ Sở Tư pháp, hiện Sở Nội vụ Hà Nội còn 4 phó GĐ.

Bí thư không biết vi phạm của cấp phó thì quản lý cái gì

Bí thư không biết vi phạm của cấp phó thì quản lý cái gì

ĐB Lưu Bình Nhưỡng băn khoăn không biết Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai quản lý cái gì khi không nắm được sai phạm của Phó bí thư.

Bổ nhiệm 'thừa' cấp phó, Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ

Bổ nhiệm 'thừa' cấp phó, Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bổ nhiệm cấp phó vượt quá số lượng quy định.

Cục Truyền thông Bộ Công an được phép có 13 cục phó đến năm 2021

Cục Truyền thông Bộ Công an được phép có 13 cục phó đến năm 2021

Bộ Nội vụ cho biết việc Cục Truyền thông của Bộ Công an mới thành lập có 13 cục phó đã được Bộ Chính trị cho phép đến năm 2021.

Thu Hằng