Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, trong giai đoạn 2021-2025, địa phương này tập trung ưu tiên hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh: công nghiệp hỗ trợ dệt may; công nghiệp năng lượng; công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô;... Trong đó, riêng các sản phẩm dệt may và sản xuất sợi vải vẫn là ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh mỗi năm.

Tuy vậy, tỉnh cũng gặp không ít khó khăn để phát triển ngành công nghiệp dệt may nói chung và công nghiệp hỗ trợ cho dệt may nói riêng, nhất là đảm bảo về môi trường cho các dự án dệt-nhuộm.

Theo Đề án phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế, khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại KCN Phong Điền có diện tích khoảng 410ha, có định hướng ưu tiên ngành công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may. Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư thứ cấp có nhu cầu đầu tư ngành nghề nhuộm tại KCN Phong Điền.

{keywords}
KCN Phong Điền có diện tích khoảng 410ha, được tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng ưu tiên ngành công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may

Tuy nhiên, KCN Phong Điền có vị trí nằm phía thượng nguồn của Nhà máy cấp nước sinh hoạt Hòa Bình Chương và đầm phá Tam Giang và chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hồ chỉ thị sinh học theo quy định nên trong giai đoạn hiện nay, việc cấp phép đầu tư dự án dệt may, hỗ trợ dệt may, nhuộm tại KCN Phong Điền cần phải có đánh giá tổng thể về tác động môi trường.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã tổ chức đoàn công tác để tìm hiểu thực tế về công nghệ xử lý nước thải tuần hoàn của các nhà máy/khu công nghiệp có ngành nghề nhuộm.

Tuy nhiên qua đánh giá, chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn lớn, chi phí xử lý nước thải cao làm cho giá thành sản phẩm dệt, nhuộm của các doanh nghiệp tại KCN Phong Điền tăng cao, khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư các dự án vào KCN Phong Điền nên các nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa quyết định đầu tư.

"Chúng tôi đã kiến nghị tới Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm quan tâm, bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương để đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung sử dụng công nghệ xử lý nước thải tuần hoàn tại khu công nghiệp dệt may. Từ đó mới có điều kiện để xem xét, kêu gọi các dự án ngành dệt may, nhuộm tại địa phương", đại diện Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ.

Thu Uyên

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chi gần 100 tỷ đồng trong 4 năm (từ 2022-2025) để hiện thực hoá các mục tiêu trong Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.