Sở Công Thương Tiền Giang cho biết, tỉnh này đã có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng cho giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các dự án công nghiệp, các ngành công nghiệp mới, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Trong giai đoạn này, Tiền Giang sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế, hướng doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch. Phát triển công nghiệp góp phần tạo sản phẩm cho xuất khẩu.
Tiền Giang chú trọng phát triển ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp chất lượng cao. |
Để đạt được những mục tiêu trên, Tiền Giang đưa ra phương hướng phát triển công nghiệp phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển ngành của cả nước. Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các dự án công nghiệp, các ngành công nghiệp mới, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế, hướng doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp, gắn với tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và tái cơ cấu kinh tế chung của cả nước, của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của các tỉnh;
Theo đó, củng cố năng lực các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ lực hiện có theo chiều sâu; tăng cường quan hệ, hợp tác, quảng bá tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm trên cơ sở tận dụng các tiềm năng lợi thế của tỉnh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngành công nghiệp của Tiền Giang được định hướng phát triển trên nền tảng chung của cả nước, nhưng chủ yếu vẫn sẽ là các nhóm ngành, sản phẩm: chế biến nông, thủy sản, thực phẩm; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp chất lượng cao,...
Cùng với sự phát triển của Khu công nghiệp Gò Công, dự kiến ngành cơ khí, điện tử, sản xuất sản phẩm kim loại sẽ có mức tăng trưởng cao và dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Nhóm công nghiệp hóa chất, dược phẩm, nhựa sẽ có mức tăng tốt và đóng góp quan trọng, ổn định.
Lương Bằng
Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển
Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chi gần 100 tỷ đồng trong 4 năm (từ 2022-2025) để hiện thực hoá các mục tiêu trong Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.