Chủ tịch HĐQT Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (DIG) Nguyễn Thiện Tuấn vừa có thư gửi cổ đông nhằm trấn an các cổ đông của doanh nghiệp trong bối cảnh cổ phiếu này giảm 9 trong 10 phiên gần đây, trong đó có 7 phiên giảm sàn. Cổ phiếu giảm 4 lần trong chưa tới 6 tháng qua, từ mức 120 nghìn đồng/cp hồi giữa tháng 1 xuống 31 nghìn đồng như hiện nay và vốn hóa doanh nghiệp bốc hơi khoảng 2 tỷ USD.
Ông Nguyễn Thiện Tuấn cho rằng tiềm lực của DIC Corp chưa được phản ánh đúng vào giá cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây. Và những ảnh hưởng gần đây của thị trường chỉ mang tính ngắn hạn đến thị giá cổ phiếu và sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng phát triển dài hạn của DIC Corp.
Theo ông Tuấn, DIG giảm do xu hướng tiêu cực chung trên thị trường. Đây là khoảng thời gian đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Trong bản giải trình ngày 21/6 và trước đó là thư gửi cổ đông, ông Tuấn cho biết, sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11/2021, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine (dẫn đến sự tăng vọt của giá dầu thô, khí đốt và các nguyên vật liệu đầu vào), áp lực lạm phát tăng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục kinh tế Việt Nam
Cũng theo ông Tuấn, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng chịu tác động mạnh do các chính sách siết chặt hoạt động đầu tư, trong đó có chính sách siết chặt tín dụng bất động sản. Đây là những khó khăn của toàn thị trường chứ không chỉ riêng DIC Corp.
Tuy nhiên, DIG đang theo đuổi kế hoạch để đạt mục tiêu tăng trưởng trong quý II so với cùng kỳ sau khi ghi nhận lợi nhuận quý I đạt 87 tỷ đồng (tăng 55,5% so với cùng kỳ) và doanh thu quý I đạt 519 tỷ đồng (tăng 3,8%).
DIG vẫn đang triển khai 5 dự án trong điểm 2022 gồm: Khu dân cư thương mại Vị Thanh (Hậu Giang), Dự án Khu phức hợp CSJ; Dự án Khu đô thị Nam Vĩnh Yên; Dự án Khu nhà ở Lam Hạ (Hà Nam); Dự án khu đô thị ATA Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu).
Theo ông Tuấn nhận định các ảnh hưởng gần đây của thị trường chỉ mang tính ngắn hạn đến thị giá cổ phiếu và sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng phát triển dài hạn của DIC Corp. DIG đã xây dựng các phương án dự phòng trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thắt chặt tín dụng bất động sản và phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn không thuận lợi thì cho phép mở bán thêm một số sản phẩm dự phòng đã đủ điều kiện chuyển nhượng để tạo dòng tiền đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023.
Tuy nhiên, áp lực bán đối với cổ phiếu DIG vẫn rất lớn. Trên các diễn đàn, nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng vì phiếu này.
Cổ phiếu DIG giảm theo thị trường chung và sau khi nhiều cổ đông lớn bán mạnh cổ phiếu DIG.
Sau Him Lam, đến lượt Thiên Tân bán 1,85 triệu cổ phiếu DIG hồi giữa tháng 5 thu về khoảng 96 tỷ đồng. Thiên Tân còn sở hữu 88,5 triệu cổ phiếu DIG, tỷ lệ nắm giữ giảm từ 18,07% xuống 17,7%. Trong giai đoạn tháng 8 đến 10 năm trước, Đầu tư phát triển Thiên Tân cũng liên tục bán ra hàng triệu cổ phiếu DIG. Nhưng, khi DIC Corp phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cp, Thiên Tân là tổ chức mua vào khối lượng lớn với 38 triệu đơn vị, chiếm 50,7% tổng lượng cổ phiếu phát hành.
Trong tháng , cổ đông lớn Him Lam đã bán ra tổng cộng 25,6 triệu cổ phiếu DIG, giảm sở hữu từ gần 52,7 triệu đơn vị xuống 24,9 triệu đơn vị. Tính đến cuối tháng 4, tổ chức này không còn cổ đông lớn của tổng công ty.
Trong tuần trước, sau khi giá cổ phiếu giảm mạnh %, DIC Group có văn bản gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) yêu cầu cung cấp danh sách cổ đông chốt từ ngày 31/5 đến 16/6.
Đạt cân bằng trong ngắn hạn
Theo SHS, thị trường kiểm tra lại hỗ trợ gần nhất quanh 1.160 điểm tương ứng với đáy tháng 5/2022 và hồi phục khá tốt từ đây. Mẫu hình nến hôm nay thuộc loại doji cũng cho thấy sự giằng co khá quyết liệt giữa bên mua và bên bán ở thời điểm hiện tại và cho thấy thị trường phần nào đó đã đạt được điểm cân bằng trong ngắn hạn.
Theo YSVN, thị trường có thể sẽ hồi phục trong phên giao dịch 22/6 và VN-Index có thể sẽ kiểm định kháng cự 1.223 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn ở mức cao cho nên nhịp hồi phục vẫn chưa phải là thời điểm mua vào và nên ưu tiên cơ cấu lại danh mục ngắn hạn để giảm rủi ro ngắn hạn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm sâu vào vùng bị quan quá mức cho nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật ở những phiên giao dịch tới.
Chốt phiên giao dịch 21/6, chỉ số VN-Index giảm 7,93 điểm xuống 1.172,47 điểm. HNX-Index giảm 3,3 điểm xuống 264,62 điểm. Upcom-Index giảm 0,41 điểm xuống 85,03 điểm. Thanh khoản đạt 18,3 nghìn tỷ đồng, trong đó có 15,8 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
V. Hà