Nếu so với tỷ lệ sử dụng camera trên đầu người thế trên giới, tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. 

Sáng nay (25/11), Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?”. 

Sự kiện có sự tham gia của đại diện Vụ Khoa học Công nghệ , Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), đại diện các doanh nghiệp Pavana, MobiFone Global, Viettel, Lumi, Bkav, VNPT Technology…

Hiện nhu cầu sử dụng camera tại Việt Nam đang tăng rất nhanh. Nếu so với tỷ lệ sử dụng camera trên đầu người trên thế giới, tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Vì vậy, thị trường camera tại Việt Nam vẫn tiềm năng cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất camera cũng đặt ra nhiều thách thức như làm sao để cạnh tranh với các sản phẩm camera đến từ Trung Quốc, các quy định, tiêu chuẩn cho camera sản xuất, lưu hành tại thị trường Việt Nam... Đây là những vấn đề sẽ được thảo luận trong buổi tọa đàm trực tuyến “Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?

Phát biểu tại buổi tọa đàm này, ông Võ Đăng Thiên Phó tổng biên tập báo VietNamNet nhấn mạnh, nhu cầu thị trường camera thông minh phục vụ cho các hộ gia đình, tòa nhà và cho các đơn vị tổ chức cũng như phục vụ cho công tác giám sát quản lý xã hội rất lớn.

Theo thống kế của B&Company Vietnam, thị trường camera tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm ước đạt 8,6% trong giai đoạn 2020-2026. Số lượng camera nhập khẩu năm 2021 ước tính lên tới gần 5 triệu chiếc, về sản lượng chỉ đứng sau smartphone. Nhu cầu về camera tại thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ trong vài năm tới, đặc biệt khi chính phủ và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Tuy nhiên có một thực tế là hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam đang là camera xuất xứ nước ngoài mà chủ yếu từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải "vòng" qua server này trước khi kết nối vào camera của mình. xu hướng sử dụng camera ngày càng phổ biến, nó là thành phần quan trọng trong hệ thống Chính phủ điện tử, Chính quyền số và thành phố thông minh, giúp giám sát giao thông, an ninh trật tự... Vì vậy, việc chủ động sản xuất camera là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam chủ động phát triển các thiết bị này với chất lượng tốt và đảm bảo an toàn là hết sức cần thiết, việc này cũng sẽ giảm thiểu được các nguy cơ lộ dữ liệu nhạy cảm cho người dùng. 

Ông Võ Đăng Thiên cho rằng, các camera được sản xuất hay lưu hành cần có tiêu chuẩn và quy định để đánh giá được chất lượng, tính an toàn của các nhà cung cấp thiết bị camera này, không chỉ từ Trung Quốc mà cả các nhà cung cấp đến từ những quốc gia khác. Đặc biệt là thiết bị được dùng trong các hệ thống giám sát an ninh, thu thập thông tin của cơ quan nhà nước và các hệ thống quan trọng của quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn 

“Tôi hy vọng qua buổi tọa đàm này, chúng ta sẽ góp tiếng nói thiết thực cho các cơ quan quản lý, cảnh báo xã hội, đồng thời tạo niềm tin và niềm hứng khởi cho các nhà sản xuất camera Make in Vietnam”, ông Võ Đăng Thiên nói. 

Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn để tham gia tọa đàm cùng với các diễn giả.

Nhóm PV ICT