Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8/2023.
Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa
Nhóm ngành: Đường, bánh kẹo và sản phẩm dinh dưỡng
Nhóm ngành: Nước chấm, gia vị, dầu ăn
Nhóm ngành: Thực phẩm khô, đồ ăn liền
Nhóm ngành: Thực phẩm tươi, đông lạnh
Nhóm ngành: Đồ uống có cồn (bia, rượu…)
Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)
Nhóm ngành: Chuỗi nhà hàng, dịch vụ đồ ăn, nhượng quyền
Nhóm ngành: Chuỗi cửa hàng café, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền
Doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận không như kỳ vọng
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc, ngành Thực phẩm - Đồ uống (F&B) phải đối mặt với nhiều thách thức. Lạm phát và biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lần lượt ở mức 4,57% và 3,10% trong 8 tháng đầu năm; riêng nhóm hàng thực phẩm, đồ uống và thuốc lá có mức tăng CPI lần lượt 3,03% và 3,54%. Nhóm bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 10,0%, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ trước đó (19,3%).
Theo khảo sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp trong ngành, do nguy cơ suy thoái kinh tế ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, tỷ lệ doanh nghiệp F&B ghi nhận tăng doanh thu cũng giảm theo.
Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận giảm lợi nhuận (41,7%) lớn hơn đáng kể tỷ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu (33,3%), cho thấy không ít doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại không như kỳ vọng. Điểm sáng của thị trường nằm ở giá nguyên vật liệu đầu vào hạ nhiệt so với năm trước, góp phần cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bước sang năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp F&B giữ được nhịp tăng trưởng về doanh thu đều giảm ở hầu hết các kênh phân phối. Trong đó, sự giảm tốc thể hiện rõ ở các kênh truyền thống (General Trade) và kênh phân phối mua về nhà (Off-premise) với tỷ lệ lần lượt là 21,4% và 18,2%. Kênh thương mại điện tử (e-Commerce) vẫn thể hiện sự tăng trưởng tương đối ổn định so với mặt bằng chung, là kênh duy nhất không ghi nhận tỷ lệ sụt giảm doanh thu.
Những khó khăn của ngành F&B còn được thể hiện qua diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của hai ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống khi sụt giảm liên tiếp từ cuối quý I đến giữa quý II/2023.
Chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng có cơ hội cải thiện
Nhận định về sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, tuy niềm tin vào sự phục hồi mạnh mẽ giảm rõ rệt nhưng 61,5% doanh nghiệp vẫn kỳ vọng về khả năng phục hồi của nền kinh tế cuối năm. Phần lớn doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ lạc quan hơn, song tỷ lệ này giảm rất nhiều so với năm trước (từ 94,4% xuống 61,6%).
Tín hiệu lạc quan về sự cải thiện của ngành F&B còn đến từ tình hình tài chính của người tiêu dùng. Theo khảo sát của Vietnam Report, có 57% người tiêu dùng cho rằng thu nhập của gia đình sẽ cải thiện một chút và 30,6% cải thiện nhiều trong năm tới. Dự báo mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của Mordor Intelligence Inc. với ngành dịch vụ ăn uống của Việt Nam tương đối khả quan, có thể lên tới 8,5% trong giai đoạn 2022 - 2027.
Trước cú sốc về thu nhập do suy thoái kinh tế, xu hướng của người tiêu dùng cũng thay đổi như: lựa chọn sản phẩm giảm giá (46,8%), chuyển sang sản phẩm giá thấp hơn (39,8%), lựa chọn nơi có giá bán thấp hơn (37,1%)…
Bên cạnh giá cả, các yếu tố liên quan tới chất lượng và thương hiệu sản phẩm vẫn được đề cao. Chất lượng và tính an toàn của sản phẩm là yếu tố ưu tiên hàng đầu, trong khi các yếu tố liên quan đến bao bì thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng hoặc dễ phân hủy được quan tâm hơn.
Theo khảo sát, có 66,7% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả một phần và 32,3% hoàn toàn sẵn sàng chi trả cho những chi phí liên quan tới bảo vệ môi trường của sản phẩm. Đây là cơ sở cho nhận định xu hướng tiêu dùng xanh nở rộ trong thời gian tới của ngành F&B.
Cùng với sự phát triển của các kênh phân phối hiện đại và thương mại điện tử, phương thức thanh toán góp phần quan trọng vào trải nghiệm mua sắm. Người tiêu dùng đang ngày càng hạn chế sử dụng tiền mặt. Trong lĩnh vực F&B, phương thức thanh toán qua thẻ ngân hàng và ví điện tử phổ biến hơn hẳn. Mặt khác, Google Wallet và Apple Pay đã khả dụng tại Việt Nam, giữ nguyên ưu điểm sử dụng thiết bị thông minh nhưng vượt trội hơn khi không yêu cầu kết nối Internet. Do đó, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần đa dạng hơn nữa trong phương thức thanh toán.
(Nguồn: Vietnam Report)