Làng eSports đã thanh toán những món tiền khổng lồ trong suốt nửa thập kỷ đã qua. Mặc dù quy mô hệ thống giải thưởng không hoàn toàn xác định được tầm cỡ sự kiện, nhưng đây vẫn là một trong những lý do chính tác động tới tâm lý của các players trong khi họ thi đấu.

Ferrari 328, phần thưởng đầu tiên trong lịch sử hình thành ngành eSports toàn cầu

Giải thưởng eSports đầu tiên trong lịch sử đã có từ năm 1997, khi Dennis "Thresh" Fong vô địch giải đấu Quake và “ẵm” luôn chiếc xe Ferrari 328 màu đỏ do chính nhà phát triển John Carmac trao tặng. Vào năm 2006, Johan "Toxjq" Quick đã đoạt được chiếc đồng hồ Rolex từ vòng Chung kết WSVG Quake 4.

Đó đều là những phần thưởng giá trị tại thời điểm mà họ bước lên đỉnh vinh quang. Nhưng hệ thống giải thưởng eSports của thời đại mới đủ lớn để khiến cho các players nghĩ tới chuyện nghỉ hưu sau khi vô địch một giải đấu.

Nguyên nhân lớn tới từ sự phổ biến của việc gây quỹ cộng đồng (crowfunding) khi các nhà phát triển bắt đầu tung ra các items in-game độc đáo để kích thích người chơi đóng góp vào tổng giá trị giải thưởng.

Valve, “cha đẻ” của Dota 2Counter-Strike: Global Offensive, đang là hãng thành công nhất khi áp dụng mô hình này. Đáng kể nhất là giải đấu Dota 2 danh giá nhất được tổ chức thường niên, The International, luôn có mức tiền thưởng tăng chóng mặt sau bảy mùa giải đã qua.

Dưới đây là 10 khoản tiền thưởng hậu hĩnh nhất của làng eSports trong năm 2017. Và bởi Dota 2 cùng LMHT chiếm phần lớn các thứ hạng trong danh sách – nên chúng ta chia chúng ta thành hai loại riêng biệt: Tổng giải thưởng lớn nhất trong mỗi hệ thống giải đấu tổng giải thưởng lớn nhất ngành eSports.

TỔNG GIẢI THƯỞNG LỚN NHẤT TRONG MỖI HỆ THỐNG GIẢI ĐẤU

1/ The International 7 (Dota 2) – 24,6 triệu USD

Nhà vô địch thế giới bộ môn Dota 2 tiếp tục phá vỡ Kỷ lục Guinness khi là cá nhân/tổ chức giành được số tiền thưởng eSports lớn nhất từ trước tới nay – điều vốn dĩ đã quen thuộc trong suốt gần một thập kỷ qua.

Trong hai năm đầu tiên, 2011-2012, TI mới chỉ có tổng cộng 1,6 triệu USD. Nhưng  cho tới năm 2013, giải đấu Dota 2 được mong chờ nhất đã trở thành ví dụ tiêu biểu của việc gây quỹ cộng đồng trong ngành công nghiệp eSports.

Mới đây, TI7 đã chạm mốc 24,6 triệu USD tiền thưởng. Và với nhà ĐKVĐ TI7, Team Liquid, họ đã “rinh” về nhà 10,8 triệu USD sau khi đánh bại Newbeetrận Chung kết Tổng vào ngày 14/8 vừa qua.

2/ Chung kết Thế giới 2016 (LMHT) – 5 triệu USD

Lần đầu tiên trong lịch sử LMHT, Riot Games để cho fan hâm mộ đóng góp vào tổng hệ thống giải thưởng của một giải đấu lớn thông qua việc mua sắm vật phẩm in-game.

Hãng này đã bỏ ra 2 triệu USD để gây quỹ và tổng tiền thưởng của CKTG 2016 đã tăng lên 5 triệu USD – để khiến nó trở thành giải đấu LMHT lớn nhất năm có nhiều tiền thưởng nhất sau bảy mùa giải.

3/ 2015 Dota 2 Asia Championship (Dota 2) – 3 triệu USD

Là tiền thân của hệ thống giải đấu Valve Major sau này, tiền thưởng của 2015 Dota 2 Asia Championship (DAC) đạt 3,057,000 USD – thậm chí còn vượt qua những giải đấu Dota 2 hàng đầu thời điểm đó 57,000 USD.

Được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc, nơi chứng kiến màn đăng quang của Evil Geniuses khi họ đã tạo ra một trong những trận Chung kết Tổng chênh lệch nhất lịch sử Dota 2 bằng việc hủy diệt đội chủ nhà ViCi Gaming 3-0.

4/ Valve Majors (Dota 2) - 3 triệu USD

Mặc dù cấu trúc đã thay đổi đáng kể từ khi ra mắt lần đầu vào tháng 11/2015, hai giải Valve Majors đầu tiên đều cung cấp cho các teams tham dự 3 triệu USD tiền thưởng – và nó đã đóng góp lớn vào chuỗi cạnh tranh liên tục cho các teams/players Dota 2 hàng năm, bên cạnh TI.

Trong số tất cả các teams tham dự Major, OG đương nhiên là cái tên nổi bật nhất. Team Dota 2 tới từ châu Âu đã giành tới 4/6 danh hiệu Majors trước khi nó bị Valve sáp nhập vào hệ thống Pro Circuit mới kể từ mùa giải 2017-2018.

5/ 2015 SMITE World Championship (SMITE) – 2,6 triệu USD

Giải Vô địch Thế giới của Smite đã chứng kiến tổng tiền thưởng tăng thêm 1,6 triệu USD sau khi hãng Hi-Rez Studios quyết định gây quỹ cộng đồng.

Khán giả theo dõi đã chứng kiến đội vô địch Cognitive Gaming giành 1,3 triệu USD tiền thưởng – hơn một nửa tổng giá trị giải thưởng – tại sự kiện được tổ chức ở Cobb Energy Center, Atlanta, Mỹ.

6/ 2016 Halo World Championship (Halo) – 2,5 triệu USD

Được tài trợ toàn bộ bởi Microsoft Studios, tổng giải thưởng của giải đấu lớn nhất trong năm bộ môn Halo đã đạt mốc 2,5 triệu USD. Qua đó, nhà vô địch Counter Logic Gaming cũng thâm tóm 1 triệu USD.

7/ 2016 Call of Duty World League Championship (Call of Duty) – 2 triệu USD

Activision quyết định “chơi lớn” khi nhân đôi giải thưởng so với một năm trước.

8/ 2017 Mid-Season Invitational (LMHT) – 1,6 triệu USD

Phiên bản thứ ba của MSI là nơi Riot “nhồi” vào 250,000 USD gốc và tăng lên 1,6 triệu USD khi kết thúc đợt bán trang phục in-game Karma Chinh Phục.

9/ 2016 World Esports Games – 1,5 triệu USD

Trong lần đầu tiên tổ chức một giải đấu eSports tầm cỡ quốc tế, hãng bán hàng “khổng lồ” tới từ Trung Quốc, Alibaba đã bỏ ra 1,5 triệu USD cho hai bộ môn Dota 2CS:GO.

10/ ELEAGUE Season 1 (CS:GO) – 1,4 triệu USD

Giải đấu CS:GO đầu tiên của Turner Sports không chỉ bao gồm những trận đấu và các sản phẩm đồng hành tuyệt vời mà nó còn ghi dấu ấn trong lịch sử tiền thưởng.

TỔNG GIẢI THƯỞNG LỚN NHÁT NGÀNH ESPORTS

1/ The International 7 - 24,6 triệu USD

2/ The International 6 - 20,4 triệu USD

3/ The International 5 - 18,4 triệu USD

4/ The International 4 - 10,9 triệu USD

5/ 2016 League of Legends World Championship - 5 triệu USD

6/ 2017 League of Legends World Championship – 4,9 triệu USD

7/ 2015 Dota 2 Asia Championship - 3 triệu USD

8/ The Dota 2 Majors - 3 triệu USD

9/ The International 3 - 2,8 triệu USD

10/ 2016 Smite World Championship - 2,6 triệu USD

2016 (Theo Dot Esports)