Thủ môn ấn tượng nhất
Dương Hồng Sơn của Việt Nam cùng với Lionel Lewis của Singapore là những thủ môn hiếm hoi được trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất tại AFF Cup nhờ khả năng cản phá tuyệt vời. Hồng Sơn góp công đầu khi tuyển Việt Nam giành chức vô địch đầu tiên vào năm 2008.
Tiền đạo xuất sắc nhất
Teerasil Dangda là một chân sút hàng đầu của bóng đá Thái Lan trong giai đoạn 2010-2022. Anh đã có thời gian thi đấu tại châu Âu với CLB Almeria ở Tây Ban Nha và cũng chơi cho các đội bóng tại Nhật Bản.
Dangda dẫn đầu danh sách ghi bàn tại AFF Cup với 25 pha lập công, giành được 3 danh hiệu Vua phá lưới vào các năm 2016, 2020 và 2022, góp phần quan trọng vào những chức vô địch của 'Voi chiến".
Đội bóng vô địch nhiều nhất
Thái Lan là đội chiếm ưu thế nhất tại AFF Cup khi lọt vào trận chung kết ở 10 trong số 14 lần giải đấu. “Voi chiến” đang giữ kỷ lục 7 lần lên ngôi vô địch, bao gồm 4 trong 5 danh hiệu gần nhất. Đội bóng xứ Chùa vàng đang hướng tới một hat-trick danh hiệu chưa từng có và đang có phong độ tuyệt vời gần đây, giúp họ vươn lên vị trí thứ 96 trên bảng xếp hạng FIFA mới nhất.
Cầu thủ ghi nhiều bàn trong 1 trận đấu nhất
Một tiền đạo Đông Nam Á đáng sợ khác là Noh Alam Shah của Singapore, cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 2 trong lịch sử AFF với 17 bàn thắng. Đáng chú ý, 7 trong số đó đến chỉ trong một trận đấu. ĐT Singapore giành chiến thắng đậm nhất từ trước đến nay tại AFF Cup 2007 khi họ đánh bại Lào với tỷ số 11-0 ngay trên sân nhà, riêng cá nhân Alam Shah ghi tới 7 bàn.
Cầu thủ trẻ nhất ghi bàn tại AFF Cup
Vào tháng 11/2000, tiền vệ người Myanmar Aung Kyaw Tun lập kỷ lục bóng đá thế giới ở AFF Cup mà có thể rất khó phá vỡ trong tương lai. Kyaw Tun ghi bàn trong trận thua 1-3 trước Thái Lan khi mới 14 tuổi 93 ngày, trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất trong lịch sử bóng đá nam, một kỷ lục của bóng đá chuyên nghiệp vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Kỷ lục đáng buồn của Indonesia - Vua về nhì
Indonesia đang giữ kỷ lục không mong muốn nhất trong lịch sử AFF Cup, khi thất bại trong cả 6 lần vào chung kết.
Đội bóng xứ Vạn đảo đã lọt vào trận chung kết gần đây nhất tại giải đấu năm 2020 khi họ thua Thái Lan với tổng tỷ số 2-6. Lần gần nhất họ giành chiến thắng trong trận chung kết cũng là trước người Thái vào năm 2002. Tuy nhiên, họ thất bại 2-4 ở loạt sút luân lưu trước 10 vạn CĐV nhà trên SVĐ Gelora Bung Karno ở Jakarta.
Người đầu tiên và duy nhất vô địch AFF Cup ở cả hai cương vị cầu thủ và HLV
Kiatisuk Senamuang là người duy nhất vô địch AFF Cup trên cả hai cương vị cầu thủ lẫn HLV. “Zico” Thái đã giành 3 danh hiệu khi còn là cầu thủ vào các năm 1996, 2000 và 2002 trước khi bổ sung vào bảng vàng trên cương vị HLV vào các năm 2014 và 2016. Ngoài ra, ông còn được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2000. Cựu HLV HAGL là cá nhân thành công nhất trong lịch sử AFF Cup.
Cầu thủ thành công nhất
Tiền vệ Sarach Yooyen của ĐT Thái Lan đã có 4 lần đăng quang ở sân chơi này tại các kỳ AFF Cup 2014, 2016, 2020 và 2022.
Nỗi buồn Philippines
ĐT Philippines giữ một trong những kỷ lục không mong muốn nhất tại AFF Cup, khi không thể thắng trận nào trong 16 trận mở màn kể từ khi giải đấu bắt đầu. Tất cả đã kết thúc vào năm 2004, đó là chiến thắng kịch tính 2-1 trước Timor Leste. Kể từ đó, họ đã 4 lần lọt vào bán kết, trở thành một trong những đội tiến bộ nhất trong khu vực.
Cầu thủ đầu tiên lập hat-trick
Kalasigaram Sanbagamaran của Malaysia là cầu thủ đầu tiên lập hat-trick tại AFF Cup, vào năm 1996 khi Harimau Malaya hạ Philippines 7-0 để thắng đầu tiên trong giải đấu.
Kể từ đó, nhiều cầu thủ ghi 3 bàn trong một trận đấu với Teerasil Dangda và Alam Shah nói trên cùng với Lê Công Vinh (Việt Nam) và Bambang Pamungkas (Indonesia) là những người hiếm hoi lập được nhiều hat-trick.
Xem video top 10 bàn thắng đẹp nhất lịch sử AFF Cup (nguồn: AFF)