Mức thu đối với trường công lập
Mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên và cơ sở đào tạo khác áp dụng chương trình giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện theo mức thu được quy định tại Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND TP về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2021-2022.
Cụ thể như sau:
Mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 2 của Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 11/10/2022. Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn riêng cho các đơn vị.
Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu trên.
Thời gian thực hiện trong năm học 2022-2023, các cơ sở giáo dục công lập được triển khai thu học phí 9 tháng năm học (bao gồm học phí phát sinh trong tháng 9/2022).
Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Nhóm 2: Học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Trường tư tự quyết định học phí
Đối với mức thu học phí của các cơ sở giáo dục ngoài công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài), Sở GD-ĐT quy định cụ thể như sau: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 điều 8 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định.
Các cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội.
Riêng năm học 2022 - 2023, thực hiện theo Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 11/10/2022 của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên. Đối tượng được hỗ trợ là “trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ngoài công lập không bao gồm các học sinh đang học tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài”.
Hỗ trợ học phí như thế nào?
Để triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ học phí, Sở GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM lưu ý về tổ chức thực hiện các nội dung quan trọng.
Áp dụng cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập (trừ học sinh tiểu học), học viên giáo dục thường xuyên đang học tại cơ sở giáo dục; Trẻ mầm non, học sinh phổ thông ngoài công lập (trừ học sinh tiểu học) đang học tại cơ sở giáo dục ở TP.HCM không bao gồm các học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Thời gian có hiệu lực của Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND từ 21/10 nên yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách có trách nhiệm phải hoàn trả (nếu đã tổ chức thu) và khấu trừ phần hỗ trợ học phí tương ứng với mức hỗ trợ quy định theo từng cấp học tại khoản 1 điều 2 của Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 11/10 cho các tháng thực học tiếp theo cụ thể như sau:
Về trích học phí cải cách tiền lương
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu năm 2022, các đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, cụ thể như sau:
Đối với các đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định).
Trường hợp trong năm 2021, đơn vị chưa trích đủ tỷ lệ nguồn thu (40% đối với thu học phí và 40% chênh lệch thu lớn hơn chi đối với thu khác) thì chủ động rà soát, sau khi trích bổ sung đầy đủ mới thực hiện theo Thông tư số 122/2021/TT-BTC nêu trên.
Các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.