1. Trong hai từ này có một từ đúng, một từ là biến âm. Vậy từ nào đúng?

  • Sáng lạn
    0%
  • Xán lạn
    0%
Chính xác

Có lẽ đây là một trong những lỗi chính tả kinh điển nhất của người Việt.

Hầu hết mọi người cho rằng từ "sáng lạn" là đúng. Tuy nhiên, đây chỉ là một từ biến âm, không được công nhận rộng rãi.

2. Khi viết về hành động mang ý nghĩa tiết kiệm hay cất giữ, bạn dùng từ nào?

  • Dành
    0%
  • Giành
    0%
Chính xác

Dành và giành đều có ý nghĩa trong tiếng Việt, tuy nhiên ý nghĩa của nó hoàn toàn khác biệt.

Từ "giành" là động từ chỉ sự tranh đoạt còn từ "dành" mang ý nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu của bản thân.

3. "Giả thuyết" và "giả thiết" là hai từ thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, nghĩa của chúng lại mang nhiều phần khác biệt. Với ý nghĩa "một điều được đặt ra trong một định lý, bài toán", sử dụng từ nào sẽ là chuẩn xác?

  • Giả thuyết
    0%
  • Giả thiết
    0%
Chính xác

Giả thiết có nghĩa là một điều được đặt ra trong một định lý, bài toán.
Giả thuyết được sử dụng trong trường hợp người nói/ người viết muốn nêu ra luận điểm mới khoa học và được chấp nhận tạm, chưa được kiểm nghiệm chính xác.

4. "Căn cứ khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc sát nhập công ty như sau...". Câu này đúng hay sai?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Câu này đúng phải là: "Căn cứ khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc sáp nhập công ty như sau..."

Từ "sát nhập" vốn là biến âm của từ "sáp nhập". Tuy nhiên, khi phân tích rạch ròi thì nó vô nghĩa.

Từ "sáp nhập" có nghĩa là nhập chung, gộp lại làm một. Nó được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

5. "Rốt cuộc" hay "rốt cục" - bạn chọn từ nào?

  • Rốt cuộc
    0%
  • Rốt cục
    0%
Chính xác

Trong thực tế, hầu hết chúng ta sử dụng từ "rốt cục" hay "rút cục". Tuy nhiên từ đúng phải là "rốt cuộc".

"Rốt cuộc" được dùng để chỉ một kết quả cuối cùng mà nhiều người không nghĩ đến.