Sau những thành công bước đầu đối với các doanh nghiệp Nhật, Mỹ, Đài Loan, công ty Đúc kim loại Kyoyo Việt Nam đang xúc tiến các bước để "chào hàng" vào hệ thống chuỗi cung ứng của các Tập đoàn điện tử lớn như Samsung, Canon.
Ông ông Nguyễn Tiến Kiểm, Giám đốc sản xuất của Công ty tiếp tục chia sẻ với VietNamNet về các bước đi này.
Giám đốc Nguyễn Tiến Kiểm với nhiều trăn trở khi làm việc với Samsung, Canon (ảnh: Băng Dương) |
PV: Thưa ông, khi mở rộng nhà máy ở miền Bắc, ông xác định mức độ cạnh tranh ở lĩnh vực này ra sao?
Ông Nguyễn Tiến Kiểm: Hiện tại, ở khu vực miền Bắc và kể cả khu vực miền Nam, chúng tôi xác định đối thủ cạnh tranh của Kyoyo Việt Nam không phải là các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành này mà là các doanh nghiệp FDI. Kyoyo Việt Nam sẽ là đơn vị chuyên nghiệp nhất, cho ra đời các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về mặt kỹ thuật, về mặt tiến độ tương đương với lại các doanh nghiệp trong ngành đúc mẫu chảy của nước ngoài tại Việt nam.
Cụ thể ví dụ như là Vision của Đài Loan, chuyên đúc các cái đầu gậy đánh golf chẳng hạn. Bản thân như các doanh nghiệp đó thì các doanh nghiệp FDI thông thường họ sẽ sản xuất đặt nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ sản xuất các sản phẩm cung cấp trên toàn thế giới và cho hệ thống nhà máy của họ. Họ không có sản phẩm ra ngoài. Sản phẩm của chúng tôi là tương đương.
PV: Sản phẩm của công ty sẽ phải đạt tiêu chuẩn ra sao?
Ông Nguyễn Tiến Kiểm: Về mặt kỹ thuật của một sản phẩm đúc kim loại bằng mẫu chảy, thứ nhất là kích thước, trọng lượng và dung sai phải theo cái tiêu chuẩn mà khách hàng đã đặt ra và yêu cầu. Họ cung cấp những bản vẽ kỹ thuật và chúng tôi phải đảm bảo chính xác 100% theo bản vẽ kỹ thuật đó.
Về tiêu chuẩn sản phẩm, điều tiên quyết là công ty phải theo được hệ tiêu chuẩn của các đối tác. Còn đối với lại các đối tác mà không có tiêu chuẩn cụ thể thì sử dụng theo tiêu chuẩn của ISO. Ví dụ như Mỹ, Canada hay Trung quốc, Nga là hai nhóm tiêu chuẩn, Nhật là một nhóm nữa là ba.
Hiện tại, Kyoyo Việt Nam sản xuất sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước như vậy. Ở trong miền Nam, mức độ cạnh tranh cao hơn. Tiềm năng ở ngoài miền Bắc lớn hơn.
PV: Ông nhận thấy, lĩnh vực này có thuận lợi gì?
Mẻ sản phẩm của công ty Kyoyo Việt Nam |
Công đoạn đổ vật liệu nung chảy vào khuôn của công ty Kyoyo Việt Nam |
Ông Nguyễn Tiến Kiểm: Nguyên liệu trong cái ngành này là đúc nên là thu mua phế liệu trong nước, cái đó cũng tương đối thuận lợi. Không có nhiều khó khăn, chúng ta thậm chí còn có lợi thế hơn so với cả Trung Quốc.
Hiện tại, việc chuyển đổi vật liệu từ cái vật liệu cũ như là gang, nhôm, đồng sẽ dần được thay thế bằng vật liệu inox. Inox là vật liệu có độ nóng chảy chịu được nhiệt độ cao hơn, bề mặt giữ được độ sáng và chất lượng bề mặt tốt hơn trong thời gian dài. Sản phẩm sẽ bền và bản thân vật liệu inox không bị oxy hóa, dẫn tới là nó có những lợi thế so với các vật liệu thông thường mà cũ.
Với xu hướng của xã hội là đang chuyển dần từ vật liệu từ vật liệu cũ và thay thế bằng vật liệu inox thì đây đã mở ra cho ngành đúc kim loại inox có những cơ hội rất lớn trong việc này. Hiện tại, các đối tác và khách hàng đặt hàng và làm việc với Kyoyo có chi tiết sản phẩm cũng đa dạng hơn. Đặc biệt là có nhiều mẫu mà ở các khách hàng đang sử dụng bằng vật liệu cũ và đã đặt hàng mình sản xuất thay thế bằng vật liệu mới là inox. Do vậy, tiềm năng để chuyển đổi vật liệu trong việc này là rất lớn, người ta có thể thay thế được các loại vật liệu cũ.
PV: Về mục tiêu để trở thành vệ tinh cho các tập đoàn lớn đa quốc gia ở Việt Nam, công ty có chiến lược gì?
Ông Nguyễn Tiến Kiểm: Hiện tại, chúng tôi đang trao đổi với Tập đoàn Samsung, Canon về việc cung ứng các linh kiện chính xác được làm bằng công nghệ đúc. Hai đơn vị đang đặt vấn đề và đã, đang triển khai làm việc với lại Kyoyo Việt Nam rồi. Các cán bộ phụ trách mua hàng của các Tập đoàn này cũng đã đến khảo sát nhà máy của chúng tôi.
Yêu cầu đặc thù của cả Samsung và Canon là sự ổn định về năng lực cung cấp. Đối với năng lực như của Kyoyo Việt Nam, công suất tăng hai ca có thể đạt lên đến 100 tấn mỗi tháng, hoàn toàn có thể cung cấp được cho Samsung và Canon, các đơn vị lớn.
PV: Trong quá trình làm việc với công ty Nhật Bản, công ty có kinh nghiệm gì ở việc hợp tác cung ứng sản phẩm CNHT?
Ông Nguyễn Tiến Kiểm: Trước đây, chúng tôi làm việc với các công ty của Nhật và Mỹ là nhiều hơn. Đơn hàng của họ chia làm nhiều đơn trong năm nên rất ổn định. Trước khi làm việc , họ đã khảo sát rất kỹ về nhà máy, từ lúc mở rộng đến lúc vận hành, xong ra những sản phẩm đầu tiên và kiểm soát. Quy trình kiểm soát các công đoạn trong sản xuất, họ rất kỹ. Để một đối tác Nhật họ đặt hàng thì thời gian có thể lên đến hàng
Người Nhật sẵn sàng giúp mình nếu mình thực sự nghiêm túc trong việc làm việc với họ. Họ sẵn sàng cung cấp tất cả các yếu tố về kỹ thuật, về quy trình, họ có thể làm việc cho mình về việc đó và họ cung cấp hết cho mình. Vấn đề là họ yêu cầu mình sẽ thực hiện đúng và đảm bảo được theo yêu cầu họ và làm việc nghiêm túc, lâu dài. Khi một doanh nghiệp Nhật đã đặt vấn đề làm việc thì sẽ là một quá trình kéo dài.
Để có thể có những đơn hàng đầu tiên của Nhật, có đơn vị làm 2 năm trời rồi chỉ sản xuất sản phẩm th, sau đó hủy vì không đạt tiêu chí.
PV: Công ty đã có kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản. Vậy, công ty xúc tiến vào chuỗi của Samsung thì khó khăn lớn nhất là gì?
Ông Nguyễn Tiến Kiểm: Hiện tại, khó khăn lớn nhất của Kyoyo Việt nam khi làm việc với Samsung là góc nhìn đánh giá của Samsung về các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Nhìn nhận của Samsung đối với các doanh nghiệp Việt nam là ở mức thấp. Do yếu tố con người, do mức độ chuyên nghiệp trong công việc của chúng ta chưa tốt. Hiện tại, để bước qua được khó khăn này, Kyoyo đang từng bước khẳng định được chất lượng và mong muốn cải thiện hình ảnh của một doanh nghiệp Việt Nam đối với các đối tác nước ngoài.
Xin cảm ơn ông!
Băng Dương (thực hiện)