Hãy cùng CareerViet khám phá hành trình thú vị và phức tạp của tính cách, EQ và tác động của chúng đến nơi làm việc.
Không ai hiểu rõ cảm xúc của mình và cảm xúc của người khác một cách hoàn hảo và luôn cần cải thiện. Từ một góc độ khác, rất ít người hoàn toàn thiếu đi kỹ năng hiểu và quản lý cảm xúc.
Về mặt cảm xúc, mọi người đều đang trong quá trình hoàn thiện. Bài viết này sẽ tập trung vào tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (còn gọi là EQ hoặc đôi khi là EI) ở nơi làm việc và việc hiểu rõ các loại tính cách có thể giúp ích như thế nào.
Cảm xúc thường bị bỏ qua trong các môi trường làm việc cho đến vài thập kỷ gần đây. Mọi người thường coi cảm xúc là trở ngại cho năng suất làm việc. Cảm xúc thường được coi là yếu tố thất thường và “gây rối” hơn.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, năng suất làm việc có thể tăng khi con người biết cách bổ sung yếu tố cảm xúc vào việc đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được. Khi cảm xúc của các thành viên được coi trọng, họ sẽ dễ dàng làm việc hơn. Khi lãnh đạo của tổ chức có EQ cao, các thành viên trong nhóm sẽ phản ứng tốt hơn, cởi mở bày tỏ quan điểm và mối quan tâm của mình.
Từ đó, việc giao tiếp được cải thiện một cách tự nhiên, thúc đẩy cảm giác thân thuộc của các thành viên trong nhóm và sự đánh giá cao của lãnh đạo đối với những hoạt động đang diễn ra.
Trí tuệ cảm xúc không liên quan nhiều đến việc nhiều hay ít cảm xúc. Thay vào đó, nó liên quan đến việc cân bằng và quản lý cảm xúc. Việc có những cảm xúc dễ bùng phát, mất kiểm soát cũng có hại cũng như việc hạn chế cảm xúc và không thể hiện chúng. Cả hai đều có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc.
Vì vậy, thật dễ dàng để nhận biết EQ có thể mang lại lợi ích gì cho một người. Liệu quyết định của họ thông qua lý trí khách quan (như xu hướng của những người có đặc điểm “suy nghĩ”) hay thông qua cảm xúc chủ quan hơn (thiên về những người có đặc điểm “cảm tính”)?...
(Nguồn: CareerViet)