1. Trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu, ai có quan hệ cha con?
-
Ngô Quyền, Lê Lợi
0%
- Lê Lợi, Lê Hoàn
0%- Lê Hoàn, Lý Công Uẩn
0%- Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt
0%Chính xácTrong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) chính là bố vợ của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Lý Công Uẩn từng làm quan cho triều Tiền Lê. Sau đó, ông được vua gả công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái duy nhất của vua và bà Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương Vân Nga - người làm hoàng hậu hai triều Đinh và Tiền Lê).
2. Lê Đại Hành là vị vua mở đầu cho một nghi lễ gì?
-
Tế sao
0%
- Trừ tuế
0%- Tịch điền
0%- Trừ tịch
0%Chính xácLê Đại Hành nổi tiếng là vua coi trọng phát triển nông nghiệp. Năm 987, vua tổ chức cày tịch điền để làm gương, khuyến khích nhân dân chăm lo sản xuất nông nghiệp. Sách Lịch sử Việt Nam khẳng định vua Lê Đại Hành là hoàng đế đầu tiên mở đầu cho một nghi lễ “tịch điền” mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ngoài cày tịch điền, vua còn cho đào vét kênh mương, sông ngòi để thuận lợi cho việc tưới tiêu. Điều này giúp nền sản xuất nông nghiệp thời Tiền Lê đạt được nhiều tiến bộ.
3. Nhà Tiền Lê trải qua bao nhiêu triều vua?
-
2
0%
- 3
0%- 4
0%- 5
0%Chính xácNhà Tiền Lê trị vì đất nước ta trong 29 năm, trải qua 3 đời vua gồm: vua Lê Đại Hành (980-1005), vua Lê Trung Tông (1005), vua Lê Long Đĩnh (1005-1009). Như vậy vua Lê Đại Hành là vị vua mở đầu của triều Tiền Lê. Ông là dũng tướng trên chiến trường, từng đánh bại quân Tống xâm lược năm 981 và nhiều lần đánh bại Chiêm Thành xâm chiếm lãnh thổ.
Sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được triều thần và các nhà sư tôn lên làm vua, gọi là vua Lý Thái Tổ. Ông là người mở đầu cho triều đại nhà Lý.
4. Vị vua mở đầu triều Lý có đóng góp nổi bật nào?
-
Dời kinh đô
0%
- Cải cách hành chính
0%- Ban bố chính sách trọng dụng hiền tài
0%- Sáng lập Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên
0%Chính xácVua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Lý Công Uẩn thấy rõ tầm quan trọng của kinh thành đối với vận mệnh của đất nước và vương triều. Theo ông, việc định đô phải nhằm “Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời”. Ông nhận thấy “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác”.
Đầu năm 1010, Lý Công Uẩn tự tay viết Chiếu dời đô nói rõ lý do dời đô ra Thăng Long: “Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng… Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
5. Tên nước ta dưới thời vị vua này là gì?
-
Đại Việt
0%
- Đại Cồ Việt
0%- Vạn Xuân
0%- Giao Chỉ
0%Chính xácNhà Đinh sau khi định đô ở Hoa Lư đã đổi tên nước thành Đại Cồ Việt. Quốc hiệu này được giữ trong giai đoạn trị vì của triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu thời nhà Lý. Đến năm 1054, hơn 40 năm sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, vua Lý Thanh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra một trong những trang rực rỡ nhất trong lịch sử nước ta.
- Đại Cồ Việt
- Cải cách hành chính
- 3
- Trừ tuế
- Lê Lợi, Lê Hoàn