Trung Quốc bật mặt trời nhân tạo, nóng gấp 10 lần mặt trời thật. Ảnh: RT |
Theo Nhân dân nhật báo, mặt trời nhân tạo được thiết kế để cung cấp nguồn năng lượng sạch, tương tự mặt trời thật.
Mặt trời nhân tạo được tạo ra để tái tạo các phản ứng tự nhiên xảy ra trong mặt trời bằng cách sử dụng khí hydrogen và deuterium làm nhiên liệu. Lò phản ứng HL-2M Tokamak là thiết bị nghiên cứu thí nghiệm phản ứng tổng hợp hạt nhân lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc.
Lò phản ứng tổng hợp hạt nhân còn được gọi là mặt trời nhân tạo. Ảnh: RT |
Lò phản ứng này đặt ở tỉnh Tứ Xuyên và hoàn tất vào cuối năm ngoái. Lò phản ứng này thường được gọi là “mặt trời nhân tạo” do sức nóng và năng lượng khổng lồ mà nó tạo ra.
Lò phản ứng HL-2M Tokamak sử dụng từ trường mạnh để nung chảy plasma. Nhiệt độ của nó có thể vượt 150 triệu độ C, nóng hơn khoảng 10 lần so với lõi của mặt trời.
Nhân viên làm việc bên trong mặt trời nhân tạo. Ảnh: RT |
Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc viết, “việc phát triển năng lượng tổng hợp hạt nhân không chỉ là một cách giải quyết nhu cầu năng lượng chiến lược của Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa to lớn với sự phát triển bền vững trong tương lai của năng lượng và kinh tế quốc gia”.
Ảnh: RT |
Dự án trên là một phần trong sự tham gia của Trung Quốc với đại dự án Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc gia (ITER) đặt tại Pháp. Dự án ITER trị giá khoảng 24 tỷ USD, có 35 quốc gia tham gia và dự kiến hoàn thành vào 2025.
Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu để phát triển các bản nhỏ hơn của lò phản ứng tổng hợp hạt nhân, gồm cả HL-2M Tokamak, kể từ năm 2006.
Hoài Linh
Nhiều mặt trời xuất hiện cùng lúc tại Trung Quốc
Cư dân thành phố Khorgas, phía tây Trung Quốc vừa được chứng kiến một hiện tượng tự nhiên hiếm có, khi có tới “3 mặt trời” xuất hiện cùng lúc ở trên đường chân trời.
Trung Quốc sắp có mặt trời giả nóng hơn 'hàng xịn'
Trong quá trình tìm kiếm nguồn năng lượng sạch dồi dào, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một mặt trời giả, có thể toả ra sức nóng lên tới 100 triệu độ C.