Hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua, nhất là việc duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên với hình thức linh hoạt, hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư tăng trưởng ổn định, khó khăn trong lưu thông hàng hóa giữa hai nước có nhiều cải thiện và tiếp tục tiến triển tích cực.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong muốn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển lành mạnh, bền vững, lâu dài với tin cậy chính trị ngày càng cao, hợp tác ngày càng hiệu quả, thực chất.
Về phương hướng thúc đẩy quan hệ song phương thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tích cực thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp; mong muốn Trung Quốc tiếp tục tạo thuận lợi để hàng hóa, nhất là nông thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc đi các nước thứ ba.
Người đứng đầu ngành Ngoại giao Việt Nam đề nghị hai bên duy trì phối hợp chặt chẽ trong phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, thúc đẩy sớm khôi phục các chuyến bay thương mại giữa hai nước, đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt khu vực biên giới nhằm tạo thuận lợi cho đi lại của người dân.
Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC và phấn đấu sớm đạt COC thực chất, hiệu lực, phù hợp luật pháp quốc tế; cùng giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt; mong muốn cùng Việt Nam tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, xử lý thỏa đáng bất đồng, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định, mang lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước.
Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng phối hợp thúc đẩy các hoạt động trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp trong thời gian tới thông qua nhiều hình thức linh hoạt; khẳng định Chính phủ Trung Quốc nhất quán chủ trương mở cửa thị trường nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao từ các nước trong khu vực, nhất là các nước ASEAN.
Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mong muốn phối hợp với Việt Nam trong hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc mong muốn thông qua đối thoại, hiệp thương để giải quyết bất đồng; sẵn sàng cùng ASEAN thực hiện tốt DOC, sớm đạt được COC, duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải.
Hai bên cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Việt Nam, Trung Quốc và 4 nước khu vực Mekong hỗ trợ nhau thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 4/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 7 đã diễn ra tại Bagan, Myanmar với sự tham dự của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội nghị đánh giá cao những đóng góp tích cực của MLC đối với hợp tác và phát triển ở khu vực nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa các nước Mekong và Trung Quốc năm 2021 đạt gần 400 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020.
Nhiều dự án hạ tầng lớn đã được hoàn thành; hàng trăm dự án hỗ trợ kỹ thuật được triển khai. Các nước thành viên cũng thành lập các trung tâm hợp tác chuyên ngành, tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách thu hút sự tham gia của đông đảo Bộ, ngành và địa phương các nước thành viên.
Hội nghị nhấn mạnh các nguyên tắc hợp tác đồng thuận, bình đẳng, tham vấn lẫn nhau, chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, cũng như phù hợp với các quy định và luật pháp mỗi nước; đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác MLC theo hướng củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên, xây dựng Cộng đồng ASEAN, và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030.
Hội nghị đã thông qua thông cáo báo chí chung và 4 tuyên bố chung về tăng cường hợp tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, và giao lưu giữa các nền văn minh MLC.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác MLC; nhấn mạnh trong giai đoạn hậu đại dịch, các nước thành viên cần bảo đảm MLC phát triển theo hướng thiết thực, lấy vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững làm ưu tiên hàng đầu, đem lại lợi ích thực chất cho người dân.
Bộ trưởng đề xuất bốn nhóm biện pháp chính gồm: Lấy hợp tác phục hồi kinh tế và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế làm trọng điểm, tăng cường hợp tác hải quan và tạo thuận lợi thương mại nhằm giải quyết tắc nghẽn hàng hoá, bảo đảm lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Hỗ trợ các nước thành viên thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, bao gồm nâng cao năng lực sản xuất và lưu trữ năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là đẩy nhanh việc xây dựng Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027.
Khuyến khích mở rộng tham vấn, đối thoại giữa các nước thành viên về kế hoạch phát triển tài nguyên nước; tăng cường chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, khí tượng và vận hành đập thuỷ điện; tăng cường phối hợp giữa MLC và Uỷ hội sông Mekong. Tăng cường kết nối nhân dân thông qua khôi phục và mở rộng hoạt động du lịch, hợp tác giữa các chính quyền địa phương và các chương trình văn hoá, thể thao, truyền thông, trao quyền phụ nữ và thanh niên.
Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên đánh giá cao, tiếp thu và thể hiện trong các văn kiện của hội nghị.
Mỹ khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông
UNCLOS: Bản hiến pháp thiết lập trật tự pháp lý, thúc đẩy hòa bình trên biển
Đa số các nước ủng hộ việc sử dụng UNCLOS là cơ sở pháp lý toàn diện
Theo nhiều học giả, từ tranh luận về Biển Đông, đa số các nước ủng hộ việc sử dụng UNCLOS là cơ sở pháp lý toàn diện và duy nhất để xác định các yêu sách biển và thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia.