Dưới đây là video ghi lại từng bước tiến hành cuộc đại phẫu thuật, chỉ ra các bộ phận cần thiết và những phần nào có thể cắt bỏ. Nếu không có những tính toán và đo đạc tỉ mỉ, các linh kiện sẽ không thể nào lắp vừa khít vào chiếc vỏ mà chàng trai này đã làm.
Tuy nhiên thì đây chỉ là một màn trình diễn kĩ thuật, và anh chàng này khuyên các bạn "không nên thử làm điều này ở nhà". Chiếc iPhone (tạm gọi là 5X) không có đủ các chức năng như trước khi nó được chỉnh sửa. Các phần mềm bên trong vẫn cần sử dụng đến nút Home - dĩ nhiên là bạn vẫn có thể dùng nút Home ảo ở phần trợ năng, nhưng đó không phải là một giải pháp lí tưởng.
Mặt lưng của chiếc điện thoại trông khá là xộc xệch vì các linh kiện không được lắp với nhau chặt chẽ như những chiếc iPhone được sản xuất ra tại các nhà máy.
Nhân dịp iPhone X vừa được ra mắt, chiếc iPhone 5 X này cho chúng ta thấy sự quan trọng của quá trình lắp ráp. Apple không tạo ra những thiết bị có tính năng mới không phải bởi vì họ không thể làm được điều đó, mà họ muốn chiếc điện thoại mình làm ra phải có chất lượng và các tính năng phù hợp với những gì được gắn vào trong một chiếc vỏ.
Anh chàng Lin Peirong này đã rất nổi tiếng trong cộng đồng DGTLE với khả năng dựng lại nhiều smartphone bằng các bộ phận khác nhau. Hầu hết những chiếc điện thoại "độ" này khá bắt mắt và vượt ra khỏi giới hạn của những sản phẩm được dùng để tạo ra nó. Các điện thoại trong suốt có vẻ như là sản phẩm yêu thích của anh.
Theo GenK