Cuối năm 2020, Trung tâm kỹ thuật khuôn mẫu của Cục công nghiệp Bộ Công Thương đã ra đời song nhiệm vụ không chỉ là để Doanh nghiệp khai thác cơ sở vật chất.

Sự ra đời của Trung tâm sẽ có ý nghĩa lớn lao trong việc giải quyết giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. Đặc biệt, chi phí mua các phần mềm có thể lên tới hàng tỷ đồng, vượt quá sức của một doanh nghiệp nhỏ.

{keywords}
Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam (ảnh: Băng Dương0

Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải Việt Nam nhìn nhận, Việt Nam là một điểm đến vô cùng tiềm năng của các công ty công nghệ lớn, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp lớn có xu thế chuyển sản xuất từ các nước khác về Việt Nam. Xu thế này nổi lên rõ nét trong đại dịch và đây là cơ hội hiếm có cho doanh nghiệp Việt.

“Tuy nhiên để đón được các “đại bàng”, chúng ta cần phải xây dựng hạ tầng cơ sơ đáp ứng được yêu cầu “làm tổ của các Đại bàng”, ngành công nghiệp hỗ trợ là một trong nhưng yếu tố then chốt tạo nên hạ tầng cơ sở đó”, 

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, cho biết: "Xây dựng thành mô hình trung tâm kiểm định, có thể cấp các chứng nhận cho các doanh nghiệp. Theo thống kê nhiều ngành nghề như da giầy phải chuyển ra nước ngoài kiểm định mỗi năm lên đến 200 triệu USD".

Cùng với Trung tâm kỹ thuật khuôn mẫu, Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VITASK) cũng vừa được thành lập với dự kiến giai đoạn 1 sẽ hỗ trợ khoảng 100 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Ông Seok Yeong Cheol, Viện trưởng Viện Công nghệ cao Hàn Quốc, chia sẻ: "Chúng tôi phân tích các công năng của sản phẩm mà doanh nghiệp chế tạo ra, làm sao để sản phẩm đạt được giá trị và hiệu suất cao nhất, đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của các chuỗi toàn cầu".

Các trung tâm ra đời được kỳ vọng hỗ trợ cho doanh nghiệp về chuyển giao công nghệ bởi khi mà các khách hàng yêu cầu ngày càng cao.

{keywords}
Công nghệ đúc mẫu chảy tại công ty Kyoyo Việt Nam (ảnh: Băng Dương)

Theo ông Sung Yun Mo, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, việc Việt Nam thiết lập hệ thống các trung tâm hỗ trợ về kỹ thuật và kinh doanh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực và nhanh chóng thích ứng với các đổi mới về công nghệ, kỹ thuật và thị trường toàn cầu.

Tại Hàn Quốc, các trung tâm này được thành lập từ giai đoạn đầu công nghiệp hóa, tiếp tục tồn tại và nâng cấp cho đến nay. Ở mỗi giai đoạn phát triển, các nội dung hỗ trợ của các trung tâm này cũng khác nhau, tùy vào trình độ và năng lực của doanh nghiệp sản xuất nhưng vẫn lấy 06 công nghệ nguồn của ngành chế tạo gồm đúc, khuôn mẫu, tạo hình (nhựa), hàn, xử lý nhiệt và xử lý bề mặt làm gốc.

Mục tiêu đến năm 2025 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao. Có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%.

Theo Nghị quyết 115 về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam sẽ hình thành 5 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trên toàn quốc để cung cấp các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Trong đó, 3 trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, điện tử và 2 trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghiệp lĩnh vực dệt may, da giầy nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, sản xuất thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Thu Ngân