Trong năm tới, nhà trường thực hiện 3 phương thức tuyển sinh.

Cụ thể, phương thức 1 là tuyển thẳng, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Phương thức 2 là xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường, gồm 4 đối tượng.

Đối tượng 1 là thí sinh học các trường THPT quốc tế, có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS đạt điểm từ 6,5 trở lên, tốt nghiệp trong nước hoặc các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Đối tượng 2 thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc kết quả kỳ thi SAT của Mỹ. Đối với tiếng Anh, thí sinh phải có IELTS đạt điểm từ 5,5 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 65 trở lên. Đối với tiếng Pháp (ngành Luật), thí sinh có chứng chỉ DELF đạt từ trình độ B1 trở lên hoặc chứng chỉ TCF đạt điểm từ 300 trở lên/1 kỹ năng trở lên. Đối với tiếng Nhật (ngành Luật), thí sinh có chứng chỉ JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên. Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT của Mỹ phải đạt điểm từ 1.150 điểm trở lên/1.600 điểm; hoặc thí sinh có tổng điểm trung bình cộng của 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành xét tuyển đạt từ 22,5 trở lên.

Lê Văn Hiển
Ông Lê Văn Hiển - Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TPHCM - công bố phương án tuyển sinh 2025.

Đối tượng 3 là học sinh học tại các trường THPT có tên trong danh sách ưu tiên xét tuyển năm 2024 của ĐH Quốc gia TPHCM. Thí sinh có tổng điểm trung bình cộng của 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành xét tuyển đạt từ 24,5 trở lên.

Đối tượng 4 là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT.

Phương thức 3 là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Nhà trường mở thêm 3 ngành mới là Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Luật kinh tế.

tuyensinh.jpg