image001 a.jpg

Trong bối cảnh hiện đại, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và việc chuyển đổi từ mạng 2G sang công nghệ di động cao hơn như 4G hay 5G đang dần trở thành xu hướng toàn cầu. 

Theo nhiều số liệu thống kê, phần lớn những người dùng điện thoại 2G hiện nay là người cao tuổi, người dân sinh sống ở các khu vực vùng sâu, vùng xa và trẻ em nhỏ được bố mẹ cung cấp điện thoại "cục gạch" để tiện liên lạc trong các trường hợp cần thiết.

Đặc biệt, người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tụt hậu nhất trong các giai đoạn chuyển đổi công nghệ. Điều này không chỉ bởi họ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng các công nghệ mới mà còn do thiếu sự hỗ trợ và nguồn lực để nâng cấp thiết bị hoặc học hỏi công nghệ mới.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La - một trong những địa phương có nhiều đồng bào sinh sống vẫn còn trên 22.800 hộ, chiếm 7,4% dân số chưa sử dụng điện thoại thông minh, trong đó, trên 8.700 hộ đang dùng điện thoại di động sóng 2G và còn 14.133 hộ chưa có điện thoại di động.

Quá trình chuyển đổi dành cho người cao tuổi và miền núi

Để không ai bị bỏ lại phía sau, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu dừng công nghệ di động 2G chậm nhất đến tháng 9/2024. Các nhà mạng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng. Trong đó, Viettel Telecom, thuộc Tập đoàn Viettel, đang nỗ lực chuyển toàn bộ khách hàng từ 2G lên 4G để “bắt nhịp” cuộc sống số.

image002.jpg
 Viettel nỗ lực đồng hành cùng người dân trong quá trình chuyển đổi từ 2G lên 4G bằng nhiều hình thức khác nhau

Theo ông Tính, Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom, rào cản về kinh tế cũng là một vấn đề không nhỏ khi chi phí cho một chiếc smartphone dù không cao nhưng cũng là trở ngại đối với người dân có thu nhập thấp. Ngoài ra, vấn đề tâm lý cũng là một thách thức không nhỏ, nhiều người vẫn e ngại smartphone khó sử dụng và chi phí dịch vụ 4G cao hơn làm họ chần chừ trong việc đổi mới.

Để giải quyết những thách thức này, nhiều giải pháp đã và đang được Viettel triển khai, nổi bật nhất là chương trình đào tạo công nghệ thông tin dành cho người cao tuổi và các chính sách hỗ trợ chi phí từ Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận cũng đã phần nào giảm bớt gánh nặng tài chính cho người cao tuổi khi chuyển đổi sang sử dụng công nghệ mới.

Viettel đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích khách hàng chuyển từ 2G sang 4G. Cụ thể, khách hàng có thể nhận được smartphone 4G miễn phí khi cam kết sử dụng các gói cước của Viettel trong ít nhất 6 tháng.

image003.png
 Điện thoại Samsung Galaxy A04e và Samsung Galaxy A05 với giá giảm lần lượt 1.090.000 đồng và 1.490.000 đồng

Không dừng lại ở đó, Viettel cũng đang triển khai chương trình giảm giá 50% cho một số mẫu điện thoại Samsung như Samsung Galaxy A05 với giá giảm 1.490.000 đồng.

Ngoài ra, trong quý II/2024, Viettel còn hỗ trợ tới 1 triệu đồng khi khách hàng mua smartphone 4G cùng với các gói cước dữ liệu di động phong phú, giúp người dùng tiếp cận công nghệ hiện đại một cách dễ dàng và tiết kiệm.

Nhờ những nỗ lực này, người cao tuổi cũng như người dân vùng sâu vùng xa không chỉ được hưởng lợi từ các tiện ích của công nghệ 4G mà còn có thể vượt qua những rào cản ban đầu, dần dần trở thành người dùng thạo công nghệ, hòa nhập tốt hơn vào thế giới kết nối số.

4G dần len lỏi vào cuộc sống người Việt và trở thành một phần không thể thiếu

Sự phát triển của công nghệ di động từ 2G đến 4G là một hành trình ấn tượng, mỗi thế hệ công nghệ mang lại những cải tiến tối ưu thúc đẩy cách thức liên lạc và trải nghiệm cuộc sống số cho người dùng. 

Tiếp đó, 3G xuất hiện vào đầu thế kỷ 21, đem lại tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn đáng kể, mở ra khả năng truy cập internet tốc độ cao, xem video trực tuyến và thực hiện cuộc gọi video, biến điện thoại di động thành thiết bị đa năng phục vụ nhiều mục đích hơn là chỉ liên lạc.

Đặc biệt, 4G ra mắt vào cuối những năm 2000 với tốc độ và độ trễ cực thấp, cho phép truyền tải dữ liệu lên tới 1Gbps, nâng cao chất lượng dịch vụ internet di động, hỗ trợ phát video HD và gọi video mượt mà. 

image004.png
Việc tắt sóng 2G được các nhà mạng viễn thông ở nhiều quốc gia thực hiện như Nhật Bản (năm 2011) Singapore, (năm 2017), Trung Quốc (năm 2021)

Có thể khẳng định, “Bảo bối” công nghệ 4G cho phép họ sử dụng các ứng dụng phổ biến như Skype, Zoom để gọi video, MyChart để theo dõi sức khỏe cá nhân và các ứng dụng tin tức, thời tiết. 

Việc nâng cấp và mở rộng mạng lưới 4G của Viettel đảm bảo mọi người, ở bất kỳ độ tuổi nào, đều có thể tận hưởng lợi ích của thế giới kết nối, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân. Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc đầu tư vào công nghệ để mang lại lợi ích toàn diện cho cộng đồng.

Hồng Nhung