1. Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là lễ gì?

  • A. Lễ Chuseok hay Hangawi
    0%
  • B. Lễ Seollal
    0%
  • C. Lễ Seokgatansinil
    0%
  • D. Lễ Gidoktansinil
    0%
Chính xác

Tết Trung thu được người Hàn Quốc gọi là lễ Chuseok hay Hangawi. Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất của xứ kim chi, cùng với Seollal, hay Tết Nguyên đán.

Nhiều người trở về quê hương để đoàn tụ với đại gia đình và tổ chức các lễ tưởng niệm, được gọi là charye, cho tổ tiên của họ.

2. Tết Trung thu ở Nhật Bản là Tsukimi, có nghĩa là gì?

  • A. Mùa trăng tròn
    0%
  • B. Tròn đầy
    0%
  • C. Nhìn lên Mặt trăng
    0%
  • D. Tiệc ngắm trăng
    0%
Chính xác

Tết Trung thu ở Nhật Bản là Tsukimi, có nghĩa là "nhìn lên mặt trăng." Giống như người Hàn Quốc, người Nhật cũng cố gắng tìm ra thỏ Mặt trăng, được gọi là tsuki no usagi, khi con vật này thực hiện nhiệm vụ lễ hội là làm bánh gạo được gọi là mochi.

Lễ Tsukimi ở Nhật Bản được cho là có từ thời Nara (710-794). Vào thời đại Heian sau đó (794-1185), Tsukimi rất phổ biến trong giới quý tộc. Tiệc ngắm trăng, thường được tổ chức trên thuyền, để thưởng rượu, nghe nhạc và sáng tác thơ. Đến thời kỳ Edo (1603-1868), lễ hội này dần phổ biến trong công chúng.

3. Tết Trung thu được truyền vào Việt Nam từ khi nào?

  • A. Thời nhà Trần
    0%
  • B. Thời nhà Lê
    0%
  • C. Thời nhà Lý
    0%
  • D. Thời nhà Nguyễn
    0%
Chính xác

Tết Trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Người Trung Hoa đã ăn mừng thu hoạch vào ngày trăng tròn mùa thu kể từ thời Thương (1600–1046 TCN. Từ "Trung thu" xuất hiện đầu tiên trong Chu Lễ, bộ sách tổng hợp các nghi lễ từ thời Tây Chu (1046–771 TCN). Việc chào đón Tết Trung thu như một lễ hội chỉ trở nên phổ biến từ thời nhà Đường. Truyền thuyết kể rằng Hoàng đế Đường Huyền Tông bắt đầu tổ chức lễ hội Trung Thu sau khi có dịp thăm cung trăng trên thiên đình.

Tết Trung Thu sau đó được truyền vào Việt Nam, từ thời nhà Lý đã có tổ chức Tết Trung thu như một lễ hội với các hoạt động bao gồm đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

4. Bên cạnh bánh trung thu, người Trung Quốc còn thường ăn gì trong dịp này?

  • A. Bánh gạo
    0%
  • B. Ngô bung
    0%
  • C. Khoai lang
    0%
  • D. Khoai môn
    0%
Chính xác

Bánh trung thu truyền thống của Trung Quốc có nhiều loại nhân, từ lòng đỏ trứng muối truyền thống và nhân sen đến các phiên bản hiện đại với nhân kem, trái cây và sữa trứng.
Các món ăn khác cũng thường được ăn trong dịp này là khoai môn (vì cách đọc của khoai môn trong nhiều phương ngữ Trung Quốc là từ đồng âm với "may mắn sẽ đến") và cua lông, một món ngon theo mùa.

5. Tục hát trống quân dịp Tết Trung thu ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ?

  • A. Đời vua Trần Nhân Tông
    0%
  • B. Đời vua Lý Thái Tổ
    0%
  • C. Đời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
    0%
  • D. Đời vua Lê Thánh Tông
    0%
Chính xác

Theo Phan Kế Bính trong sách "Việt Nam phong tục", tục hát trống quân có từ đời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), "Khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông  mới bày ra một cách cho trai gái hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp cho nên gọi là trống quân". 

6. Người Hàn Quốc thường ăn gì vào dịp Tết Trung thu?

  • A. Bánh gạo
    0%
  • B. Bánh nướng, bánh dẻo
    0%
  • C. Bánh đậu đỏ
    0%
  • D. Bánh kim chi
    0%
Chính xác

Trong dịp này, người Hàn Quốc ăn songpyeon, một loại bánh gạo hình nửa mặt trăng với nhân nửa ngọt, cũng như các loại trái cây, rau quả theo mùa như quả hồng và hạt dẻ.

7. Ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), Tết Trung thu người dân thường có tục làm gì?

  • A. Uống rượu say
    0%
  • B. Tắm suối
    0%
  • C. Rước đèn
    0%
  • D. Ăn trộm rau
    0%
Chính xác

Ở tỉnh Hồ Nam, phụ nữ dân tộc Dong có phong tục ăn trộm rau - vì theo truyền thuyết, nữ thần Mặt trăng sẽ tắm “sương ngọt” trên lá rau nên ai ăn chúng sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc.