Tham gia buổi tọa đàm có ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử; ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT; ông Đinh Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên từ các đơn vị thuộc bộ TT&TT.

Những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho mỗi người tham gia các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube... với mục đích giải trí, chia sẻ và trao đổi thông tin, giao lưu, kết bạn, kết nối cộng đồng rất thuận lợi. Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại là không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, lợi dụng những tiện ích của mạng xã hội, các thế lực phản động, thù địch đã đăng tải rất nhiều thông tin xấu độc, bịa đặt, bóp méo sự thật, đổi trắng, thay đen, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.

{keywords}
Các đại biểu trao đổi tại buổi tọa đàm

Gần đây nhất, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì trên mạng xã hội lại xuất hiện nhiều thông tin giả, làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát phòng, chống dịch bệnh, tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Theo thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông, Việt Nam là một trong 10 nước sử dụng Facebook nhiều nhất. Trong khi đó, Facebook là môi trường “lây lan” thông tin xấu, độc nhanh và mạnh nhất. Trong đó, thông tin xấu, độc phổ biến nhất là lợi dụng các thông tin tiêu cực, chống tiêu cực được báo chí trong nước đưa trên mạng để thêm thắt, xuyên tạc nhằm bôi nhọ cá nhân, chống phá Nhà nước Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng… Nguy hiểm và tinh vi hơn, gần đây, nhiều trang Facebook phản động đang giả dạng là những trang tin "tử tế" để tiếp cận người dùng, tăng số lượng người đăng ký theo dõi thường xuyên. Các trang này thường đưa những nội dung “câu view” nhằm “đánh lạc hướng” rồi đan cài những nội dung phục vụ ý đồ xấu của chúng. Người dùng phải thật hiểu biết mới phân biệt được thông tin xấu, độc này.

Theo ông Lê Quang Tự Do -  Phó Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT, các đoàn viên thanh niên khi đối diện với luồng thông tin đó cần có những hành xử thông thái, cần xác định trách nhiệm giữ vai trò nòng cốt, tự giác trong đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin, thông điệp tích cực, trực diện đấu tranh với thông tin xấu độc, tạo thành phong trào rộng khắp cùng hướng tới một văn hóa Internet, trong đó có mạng xã hội, ngày càng tích cực, lành mạnh.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Đỗ Quỹ Vũ - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược TT&TT, cho biết hiện Bộ TT&TT đang trình Chính phủ phê duyệt Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Nội dung của Bộ quy tắc sẽ bao gồm những chuẩn mực về đạo đức, về ứng xử, để khuyến khích, thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng, hay những hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách tôn trọng nhau hơn.   

Mỗi đoàn viên thanh niên cần phải là "chiến sĩ" trong việc đấu tranh, phản bác những thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Cần phải là những người dùng mạng xã hội thông thái, "like" và "share" có trách nhiệm.

Một số hình ảnh về buổi tọa đàm:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

N.H