Các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương đã điều trị nhiều trường hợp “bệnh mà như không bệnh”, mắc rối loạn tâm thần trầm trọng mà không ai biết. Bệnh nhân bề ngoài “trông vẫn bình thường" nên người xung quanh, thậm chí người thân trong gia đình không dễ phát hiện.

Ghen tuông thái quá

Anh Tuấn (45 tuổi, Hàng Gai, Hà Nội) là một trong những bệnh nhân được TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện, thăm khám gần đây.

Người đến gặp bác sĩ Thu xin tư vấn là vợ của anh, kém anh 5 tuổi. Người vợ cho biết, chị rất đau khổ, mệt mỏi vì gần đây chồng luôn ghen tuông quá mức, dù chị trước nay chưa từng làm chuyện trái “luân thường đạo đức”.

Ban đầu, anh nói muốn đưa vợ đi làm, đến chiều lại chờ sẵn ở cổng để đón chị về. Ở nhà, anh giữ điện thoại của vợ, bất kì tin nhắn nào đến đều đọc trước. Anh chăm chút vợ từng ly từng tí, nhu cầu tình dục nhiều hơn. Chị làm gì anh cũng bí mật để ý, quan sát, hỏi lý do, muốn đi ra ngoài phải báo trước và hẹn giờ về. Chưa yên tâm, anh nhiều lần đòi cùng chị đi chợ, đi siêu thị,… Chị cảm động vì nghĩ rằng anh ghen bởi yêu mình.

{keywords}
TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương

Tuy nhiên, dần dần, sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ khiến người vợ cảm thấy ngạt thở, cuộc sống mỗi ngày như “địa ngục”. Anh bảo: “Công sở là nơi dễ ngoại tình nhất. Vợ làm 8 tiếng ở cơ quan không biết sẽ xảy ra những chuyện gì” và yêu cầu chị nghỉ việc.

Vợ không đồng ý, một ngày, anh lén lên công ty nơi chị làm việc, xô cửa xông vào để kiểm tra. Thấy trong phòng làm việc có 5 người cả nam lẫn nữ, người vợ đang đứng gần một đồng nghiệp nam, anh ta ngay lập tức đánh liên tiếp vào mặt người đàn ông kia .

Có dạo, cứ tối đến là người chồng bắt chị phải nói 1.000 câu “vợ yêu chồng” rồi mới được đi ngủ. Nếu chị không thực hiện, anh ta dọa sẽ phóng hỏa thiêu cả nhà.

Đỉnh điểm, trước khi quan hệ vợ chồng, anh ta dùng thắt lưng đánh liên tiếp vào người vợ rồi chất vấn, tra khảo vợ có ngoại tình hay không.

Bác sĩ Thu chia sẻ, sau khi người chồng được đưa tới khám, các bác sĩ phát hiện ra anh mắc chứng hoang tưởng ghen tuông, người vợ khi nghe bác sĩ tư vấn về bệnh của chồng cũng rất sốc. Việc sử dụng rượu thường xuyên chính là nguyên nhân khiến người chồng mắc chứng bệnh này.

Bỗng yêu đời rồi chán nản không rõ lý do

Một trường hợp khác là Hà Phương (35 tuổi, Hà Nội). Thời gian trước, Phương đột nhiên thấy rất hưng phấn, yêu đời. Cô gái lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ, có nhiều ý tưởng mới trong công việc, tự tin, tự đánh giá cao bản thân quá mức so với thực tế. Tuy nhiên, Phương dễ cáu kỉnh và thường thức rất muộn.

Ở giai đoạn này, nhờ sự năng động, cô gái trẻ kiếm rất nhiều tiền và có thêm nhiều mối quan hệ. Cô thậm chí mua được cả nhà đất ở trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, không lâu sau, Phương bỗng rơi vào tâm trạng chán nản, ức chế, ngại giao tiếp, mất tập trung mà không rõ lý do. Dần dần, cô xuất hiện thêm các triệu chứng đau đầu, đau dạ dày, tức ngực, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp,... Cô đã đi khám nhiều chuyên khoa như Thần kinh, Nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,… làm cả tập phiếu xét nghiệm mà không phát hiện ra bệnh.

{keywords}
1 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương

Dần dần, cô gái trẻ sống trong chuỗi ngày mệt mỏi, kiệt sức và tuyệt vọng cực độ, không thể tâp trung vào công việc trước mắt. Cô thậm chí cảm thấy không còn thiết sống, buông xuôi mọi việc, suốt ngày ở nhà nằm một chỗ, bạn bè gọi điện không muốn nhấc máy.

Bác sĩ Thu cho biết, Phương mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đây là chứng bệnh nội sinh, còn gọi là rối loạn hưng - trầm cảm. Người bệnh có tâm trạng thay đổi thất thường, có thể đột ngột phấn khích, tăng hoạt động; sau một giai đoạn ổn định có thể chuyển sang cảm xúc đi xuống của bệnh lý trầm cảm.

Những thái cực cảm xúc đối lập sẽ thay phiên xuất hiện trong suốt cuộc đời người bệnh. Thời gian chuyển đổi giữa 2 thái cực có thể trong 1 ngày, vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Việc chuyển đổi cảm xúc thường xảy ra tự nhiên, không rõ lý do; cũng có thể do tác động của một biến cố trong cuộc sống đóng vai trò “ngòi nổ”.

Với trường hợp của Hà Phương, cô được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc chống trầm cảm, đồng thời trị liệu tâm lý. Việc sử dụng thuốc cần lâu dài, có thể kéo dài cả đời để tránh các ảnh hưởng xấu của bệnh.

Theo TS, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, tỷ lệ dân số gặp các rối loạn tâm thần như rối loạn stress, vấn đề về trí nhớ, trầm cảm, lo âu, ám ảnh,... hiện khá lớn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, 15% - 30% dân số trên thế giới mắc các chứng này.

Nhiều nghiên cứu khác thậm chí cho biết, bệnh này tồn tại ở 45%, thậm chí 70% người đang sống. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Những người mắc các vấn đề tâm thần như trên không phải cách ly ra ngoài xã hội, vẫn sống, làm việc trong cộng đồng như những người bình thường, nhiều bệnh nhân là người thành đạt, có địa vị cao trong xã hội.

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Người bệnh khó lòng tiếp tục công việc, cuộc sống bình thường và dễ có suy nghĩ tự tử.

Các bác sĩ khuyến cáo, ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe tâm thần, người dân nên tới cơ sở chuyên khoa thăm khám để được phát hiện bệnh, điều trị kịp thời. Để phòng tránh các rối loạn liên quan đến stress, cần tự nâng cao hiểu biết, tìm cách thích nghi với những áp lực cuộc sống. Để tránh chứng hoang tưởng, cần hết sức cảnh giác, tránh xa chất kích thích hoặc rượu, bia.

* Họ và tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Nguyễn Liên

Lấy hàng loạt bật lửa nguyên ga, sỏi lớn khỏi dạ dày người đàn ông

Lấy hàng loạt bật lửa nguyên ga, sỏi lớn khỏi dạ dày người đàn ông

Nam bệnh nhân 55 tuổi được chuyển từ bệnh viện tỉnh lên Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức với chẩn đoán dị vật thực quản dạ dày, nguy cơ thủng thực quản, nguy hiểm tính mạng.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.