Sự kiện Gạc Ma
TUYẾN BÀI

Sự kiện Gạc Ma

Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của Trung Quốc lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin… 64 chiến sĩ đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo. 35 năm qua, những câu chuyện anh dũng về những tấm gương quên mình hy sinh vẫn lưu truyền mãi.

Lá thư cuối cùng của chiến sĩ Gạc Ma: ‘Từ nay con không viết thư về nữa…’

Khu tưởng niệm Gạc Ma ở tỉnh Khánh Hòa lưu giữ những kỷ vật của 64 chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó còn giữ lá thư cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Phương gửi về gia đình trước lúc hy sinh.

Dâng hương tưởng nhớ 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

Nhiều người tới khu tưởng niệm Gạc Ma ở Khánh Hòa để dâng hương, tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến 35 năm trước.

Tiếng nói quốc tế về sự kiện Gạc Ma ngay trong năm 1988

Trước, trong và sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực trái phép chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, dư luận và báo chí thế giới đã nhanh chóng bày tỏ thái độ, lập trường về sự kiện này.

Thả hoa đăng tưởng nhớ 64 liệt sĩ Gạc Ma

Ban liên lạc bộ đội Trường Sa và người thân tổ chức lễ dâng hương, tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã ngã xuống trong trận chiến Gạc Ma 35 năm trước.

35 năm nhìn lại toàn cảnh trận chiến Gạc Ma

Trận chiến Gạc Ma nổ ra ngày 14/3/1988. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược, 64 chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh, quyết tử để bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên vùng biển đảo quê hương.

'Mẹ ơi, con đã nhìn thấy cha ở đảo Gạc Ma'

Khi tàu HQ-936 qua vùng biển đảo Gạc Ma, hai mắt chị Trần Thị Thủy đỏ hoe, ngấn nước khi nghe tiếng nhạc “Hồn tử sĩ” ngân lên trong lễ tưởng niệm. Lúc ấy, trong tâm trí chị, hình bóng của cha cùng đồng đội hiện lên hiên ngang dưới quốc kỳ.

Lần về phép cuối cùng rồi ra đi mãi của chiến sĩ Gạc Ma

Những bức thư gửi về trước lúc ra đảo làm nhiệm vụ của chiến sĩ Phan Huy Sơn (quê Nghệ An) là kỷ vật thiêng liêng để lại cho vợ con, gia đình trước lúc hy sinh.

Lời hứa dở dang của chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

Trong thư gửi về nhà, liệt sĩ Lê Thế dặn mẹ giữ gìn sức khỏe, hứa sẽ sớm về lại Đà Nẵng nhưng không ngờ đó mãi là lời hẹn ước dở dang. Anh cùng 63 chiến sĩ anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.