bien-den-1.jpg
Ảnh: RT

Hãng Reuters dẫn lời 4 người nắm rõ sự việc cho biết, Nga và Ukraine đã thực hiện nhiều cuộc đàm phán do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian. Hồi tháng 3, hai nước đã đạt được thỏa thuận về đảm bảo an toàn cho hoạt động vận tải thương mại ở Biển Đen.

Mặc dù Ukraine không muốn ký chính thức nhưng nước này đã đồng ý để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công bố thông tin vào ngày 30/3 và thỏa thuận sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Tuy nhiên, vào phút cuối, Ukraine đã bất ngờ rút lui và thỏa thuận bị hủy bỏ, các nguồn tin cho biết. 

Hiện, Nga và Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đều từ chối bình luận về thông tin trên. Tới giờ vẫn chưa rõ tại sao Ukraine rút lui vào phút chót. Những người tiết lộ thông tin nói với Reuters rằng họ không biết điều gì khiến Kiev quyết định như vậy. 

Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói, nếu nước này không nhận được viện trợ quân sự mới của Mỹ, họ sẽ không thể bảo vệ hành lang vận chuyển Biển Đen.

Các cuộc đàm phán về thỏa thuận vận chuyển trước đây chưa từng được hé lộ. Tuy nhiên, nó đưa ra một cái nhìn thoáng qua về chính sách ngoại giao thầm lặng đang diễn ra sau cánh cửa đóng kín nhằm đưa hai bên tham gia xung đột vào bàn đàm phán, ban đầu chỉ là về vận chuyển thương mại.

Khi được yêu cầu bình luận về bài báo của Reuters, người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric nói: "Chúng tôi vẫn hy vọng rằng tự do hàng hải ở Biển Đen sẽ chiếm ưu thế".

Theo dự thảo thỏa thuận, cả Nga và Ukraine đều phải đưa ra các đảm bảo an ninh cho các tàu thương mại ở Biển Đen, cam kết không tấn công, bắt giữ hoặc khám xét.

>> Xem thêm tin tức quân sự trên báo VietNamNet

Ukraine muốn được phương Tây đối xử như Israel

Ukraine muốn được phương Tây đối xử như Israel

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi tập thể phương Tây tham gia vào cuộc xung đột với Nga và bảo vệ nước này tương tự những gì phương Tây đã hỗ trợ Israel khi bị Iran không kích hồi cuối tuần qua.