1. Vị danh nhân khoa bảng nào là thầy giáo đầu tiên dạy học cho vua?
-
Chu Văn An
0%
- Mạc Đĩnh Chi
0%- Lê Văn Thịnh
0%- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%Chính xácTheo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình tổ chức tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Lê Văn Thịnh, ở xã Chi Nhị, tổng Đại Lải, huyện Gia Bình, nay là làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đỗ đầu khoa thi này.
Dù lúc này chưa có danh hiệu Trạng nguyên, song trong các sử liệu ông được xem là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ban đầu ông được vào hầu vua học, sau thăng chức Nội cấp sự rồi đến Thị lang Bộ Binh. Như vậy, sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh kinh bác học năm 1075, Lê Văn Thịnh dạy học cho vua Lý Nhân Tông, trở thành người thầy đầu tiên của các vị vua nước Việt.
2. Ai là thầy giáo cuối cùng dạy vua ở Việt Nam?
-
Đoàn Nhữ Hải
0%
- Lương Đắc Bằng
0%- Phạm Đôn Lễ
0%- Lê Nhữ Lâm
0%Chính xácLê Nhữ Lâm (1881-1963) là người thầy cuối cùng dạy vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông từng có 11 năm theo học ở Quốc Tử Giám. Năm 1906, Lê Nhữ Lâm thi Hương và đậu cử nhân, đứng thứ 5 trên 35 người thi đỗ, làm quan dưới thời vua Duy Tân. Ông giữ chức Hành tẩu ở Bộ Hộ và Văn phòng Nội các trước khi được giao nhiệm vụ dạy học cho hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).
3. Thầy giáo nào có nhiều học trò đỗ trạng nguyên nhất?
-
Thân Nhân Trung
0%
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%- Trần Ích Phát
0%- Lê Quý Đôn
0%Chính xácÔng Trần Ích Phát, quê Chí Linh (Hải Dương) là người thầy của 74 tiến sĩ, gồm 3 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ. Người đời đánh giá, thành tích của học trò Trần Ích Phát, đến Quốc Tử Giám cũng không theo kịp.
Ba học trò của thầy Trần Ích Phát đỗ trạng nguyên là Vũ Kiệt (đỗ năm 1472), Trần Sùng Dĩnh (đỗ năm 1487) và Nghiêm Hoản (đỗ năm 1496). Riêng ở 2 khoa thi đình năm Hồng Đức thứ 18 và thứ 27 đời vua Lê Thánh Tông, tất cả bảng tam khôi đều là học trò của thầy Phát.
Tương truyền, đường vào nhà ông được viên quan tri phủ phải cho đắp rộng thênh thang như đường cái quan để khi vinh quy bái tổ các vị tân khoa đến tạ ơn thầy. Không chỉ giúp người tài đỗ đạt, ông còn giúp hầu hết người làng biết đọc, biết viết nhờ những lớp học do thầy dựng nên.
4. Thầy giáo nào có hai học trò nông dân trở thành hoàng đế?
-
Lê Quý Đôn
0%
- Chu Văn An
0%- Nguyễn Thiếp
0%- Trương Văn Hiến
0%Chính xácTrương Văn Hiến là nhà giáo văn võ song toàn bậc nhất sử Việt. Sinh thời, ông có tới hai người học trò về sau trở thành hoàng đế là Nguyễn Nhạc (Thái Đức Hoàng đế) và Nguyễn Huệ (Quang Trung Hoàng đế) và một người học trò khác sau xưng vương là Nguyễn Lữ (Đông Định vương).
Cả 3 anh em “Tây Sơn tam kiệt” đều là học trò của ông. Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Trương Văn Hiến vốn là người rất kén chọn học trò, không phải ai đến xin học cũng được thầy thu nạp. Vậy mà, như gặp cơ duyên, thầy Trương Văn Hiến đã nhận lời lên đất Tây Sơn để dạy học cho 3 anh em nhà họ Nguyễn.
Không chỉ dạy chữ, thầy còn dạy võ. Xuất thân là một cao thủ võ học nổi danh, thầy đã dạy cho học trò hiểu thấu đáo về chân lý của người học võ.
5. Người thầy nào từng dạy 4 vị vua, đến tể tướng cũng phải quỳ gối tạ tội?
-
Chu Văn An
0%
- Nguyễn Bảo
0%- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%- Nguyễn Doãn Cử
0%Chính xácThầy giáo Chu Văn An sinh năm 1292, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về quê mở trường dạy học. Phẩm giá, đức độ, danh tiếng của ông không ngừng vang xa đến tận kinh thành. Vua Trần Minh Tông một lần mời ông ra giúp nước, không phải mời ông làm quan mà là dạy học. Được tin Chu Văn An nhận lời, vua Trần Minh Tông mừng rỡ, giao giữ chức Tư nghiệp (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám.
Dù được phong chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám nhưng những năm đầu, ông chỉ có trách nhiệm chính là kèm cặp thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà. 4 vị vua nhà Trần từng là học trò của ông gồm: Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Dụ Tông.
Khi vua Trần Dụ Tông lên ngôi, triều chính đất nước rối ren. Vua ham chơi bời, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ tắc oai tắc quái, làm loạn phép nước. Thấy chính sự bê bối, Chu Văn An phẫn nộ, dâng sớ xin chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu.
- Nguyễn Bảo
- Chu Văn An
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Lương Đắc Bằng
- Mạc Đĩnh Chi