1. Vị doanh nhân nào từng từ chối chức Bộ trưởng?
-
Bạch Thái Bưởi
0%
- Nguyễn Sơn Hà
0%- Trương Văn Bền
0%- Trịnh Văn Bô
0%Chính xácÔng Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) là một trong những doanh nhân, nhà kỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. Cổng thông tin điện tử Quốc hội ghi, trong thời kỳ chính quyền cách mạng non trẻ đang gặp muôn vàn khó khăn, tài chính trống rỗng, thay mặt Chính phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mời ông Nguyễn Sơn Hà đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế.
Tuy nhiên vị doanh nhân này đã từ chối với lý do: “Tôi tự thấy mình học ít, tài sơ nên không dám nhận chức vụ quá to lớn ngoài sức mình, sợ sau này sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề quốc kế dân sinh”.
2. Ông được xem là người khai sinh nghề sản xuất gì ở Việt Nam?
-
Giấy
0%
- Cói
0%- Da giày
0%- Sơn dầu
0%Chính xác14 tuổi, vì gánh nặng gia đình đè lên vai, cậu bé Nguyễn Sơn Hà phải bỏ học đi làm. Ban đầu, Nguyễn Sơn Hà đi làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Về sau, ông bỏ sang làm hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng vì lương tốt hơn. Thời gian này, ông nuôi chí làm giàu, học được cách sản xuất sơn từ thủ công đến hiện đại và ấp ủ dự định mở một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Về sau, Nguyễn Sơn Hà góp vốn, vay mượn tiền của bạn bè và mở cửa hiệu quảng cáo. Đêm về ông lại âm thầm làm thí nghiệm để chế biến, sản xuất sơn. Không lâu sau, sản phẩm của Nguyễn Sơn Hà có mặt trên thị trường và được đánh giá cao vì vừa rẻ vừa tốt. Nhờ thế, ông được mệnh danh là “ông tổ ngành sản xuất sơn dầu Việt Nam”.
3. Ông có đóng góp gì trong quá trình kháng chiến?
-
Sáng tạo ra hầm chông, hố đinh
0%
- Sản xuất giấy than, lương khô, thuốc ho
0%- Chế tạo thành công súng và đạn bazoka
0%- Chế tạo ra súng đại bác không giật
0%Chính xácKhi Pháp tấn công Hải Phòng, cả gia đình doanh nhân Nguyễn Sơn Hà sơ tán lên chiến khu Đông Triều (Quảng Ninh) rồi lại di chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Ở Việt Bắc, ông tổ chức sản xuất giấy than, mực in, vải che mưa, lương khô và thuốc ho - những sản phẩm rất hữu ích đối với Việt Minh trong hoàn cảnh lúc đó.
4. Người con nào của ông có vinh dự kéo cờ trong ngày độc lập dân tộc?
-
Nguyễn Sơn Giang
0%
- Nguyễn Sơn Lâm
0%- Nguyễn Sơn Thạch
0%- Nguyễn Sơn Trúc
0%Chính xácNgười con trai cả của ông tên Nguyễn Sơn Lâm là Đội trưởng Tự vệ Hải Phòng, có vinh dự kéo lá cờ đỏ sao vàng trong buổi lễ mừng Độc lập 2/9/1945 tại Quảng trường Nhà hát lớn Hải Phòng. Nguyễn Sơn Lâm hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến tại mặt trận Đông Khê.
Sau đó, ông Nguyễn Sơn Hà quyết định đi theo con đường giải phóng dân tộc, bỏ lại toàn bộ tài sản như nhà xưởng, đồn điền, tiền của… đưa toàn bộ gia đình đi theo kháng chiến, mặc dù nhận được nhiều đề nghị từ phía thực dân Pháp sẽ trả lại hoặc đền bù tài sản bị thiệt hại nếu như ông từ bỏ kháng chiến.
5. Ông là đại biểu Quốc hội trong mấy khóa?
-
2
0%
- 3
0%- 4
0%- 5
0%Chính xácÔng Nguyễn Sơn Hà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng. Sau kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Sơn Hà trở về Hà Nội. Năm 1958, từ Ủy viên Dự khuyết Ban Thường trực Quốc hội, ông lên làm Ủy viên chính thức và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa II, III, IV, V.
- 3
- Nguyễn Sơn Lâm
- Sản xuất giấy than, lương khô, thuốc ho
- Cói
- Nguyễn Sơn Hà