Một phi công kỳ cựu cho biết rằng thời tiết nắng nóng có thể khiến một số chuyến bay bị hủy trong trường hợp bất khả kháng.
Theo đó, để bay lên cao, các máy bay đều cần tới một "lực nâng". Đó là khi máy bay sử dụng áp suất khí quyển để giữ thăng bằng trên không, cân bằng với lực hấp dẫn bên dưới của Trái Đất, lực kéo từ phía sau và lực đẩy để máy bay hướng về phía trước.
Tuy nhiên, mật độ không khí trở nên mỏng hơn nhiều trong điều kiện nhiệt độ tăng cao khắc nghiệt, khiến máy bay trở nên khó cất cánh hoặc hạ cánh.
Điều này đồng nghĩa với việc du khách nên theo dõi nhiệt độ ở nơi đi và nơi đến để có thể dự đoán xem sau khi hoãn, chuyến bay của bạn có tiếp tục bị hủy hay không.
Cơ trưởng John Cox nói với USA Today rằng: "Có một mức nhiệt độ tối đa được quy định, nếu vượt quá con số này, mọi chuyến bay sẽ không thể khởi hành".
Ông Cox cũng nhấn mạnh khi nhiệt độ quá cao, số lượng hành khách và khối lượng hàng hóa mà một chiếc máy bay chuyên chở được bị cần giảm đi so với mức bình thường. Vì không khí nóng dày đặc sẽ làm giảm lực nâng của máy bay.
Các chuyên gia hàng không cho biết máy bay có thể hoạt động trong khoảng 43 độ C trở xuống. Tuy nhiên, vào năm 2017, hơn 40 chuyến bay ở Phoenix, bang Arizona (Mỹ) đã buộc phải hủy bỏ sau khi nhiệt độ đã tăng lên mức 48 độ C.
Nhiệt độ quá cao cũng được cho là sẽ gây ra những ảnh hưởng tới hệ thống máy móc phức tạp của máy bay. Lúc này, hệ thống điều hòa nhiệt độ có nguy cơ hỏng khiến hành khách trong khoang vô cùng khó chịu.
Tác động tiêu cực nhất của tình huống này là những người trên máy bay sẽ bị mất nước trầm trọng hoặc mắc các triệu chứng liên quan tới nắng nóng khác.
Các phi công cũng sẽ phải thường xuyên theo dõi động cơ và nhiệt độ của máy bay. Bởi trong bất kỳ điều kiện thời tiết như thế nào thì thời điểm cất cánh và hạ cánh cũng là lúc động cơ của máy bay phải hoạt động nhiều và ở trong trạng thái nóng nhất.
Đỗ An (Theo The Sun)