1. Ông là ai?

  • Lý Thái Tông
    0%
  • Trần Nhân Tông
    0%
  • Lê Thánh Tông
    0%
  • Nguyễn Phúc Nguyên
    0%
Chính xác

Vua Lý Thái Tông (1000 – 1054) là vị vua thứ hai của triều đại nhà Lý. Ông được đánh giá là vị vua giỏi, có tài trị quốc.

Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, khiến nhiều người bị xử oan. Vua lấy làm thương xót liền sai người định lại luật lệ, chia ra các loại, biên thành điều khoản, in thành sách. Sách in xong xuống chiếu ban hành ra toàn dân ngay. Kể từ năm 1042, nước Việt Nam đã có bộ luật cụ thể. Nhờ vậy, việc xử án được ngay thẳng, rõ ràng.

2. Bộ luật do vị vua này ban hành có tên là gì?

  • Luật Hồng Đức
    0%
  • Hình thư
    0%
  • Hoàng Việt luật lệ
    0%
  • Quốc triều hình luật
    0%
Chính xác

Đến nay, lịch sử Việt Nam ghi nhận 4 bộ luật của các nhà nước phong kiến bao gồm: Hình thư của nhà Lý, Quốc triều hình luật của nhà Trần, Luật Hồng Đức của nhà Lê và Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn.

Ngoài những quy định về quản lý đất đai, mua bán tài sản, tổ chức quân đội,… Bộ luật Hình thư do nhà Lý biên soạn và ban hành còn nêu biện pháp trừng trị đối với hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, tương ứng với luật hình sự ngày nay.

3. Theo bộ luật này, những kẻ mắc tội gì sẽ bị xem xét tử hình và không được ân xá?

  • Tội giết người
    0%
  • Tội phản quốc
    0%
  • Tội ngũ nghịch
    0%
  • Tội thập ác
    0%
Chính xác

Song song với việc ban hành bộ luật Hình thư, vua Lý Thái Tông cũng nêu các quy định về biện pháp chuộc tội, giảm nhẹ án. Tuy nhiên, những kẻ mắc vào nhóm tội thập ác có thể sẽ bị tử hình và không được xem xét ân xá. Nhóm tội này bao gồm các hành vi phạm pháp như: giết người, phản quốc, dâm ô,…

4. Theo bộ luật này, binh lính bỏ trốn, đào ngũ sẽ chịu hình phạt nặng nhất là gì?

  • Xử chém
    0%
  • Đi đày
    0%
  • Phạt đánh
    0%
  • Phạt tiền
    0%
Chính xác

Năm 1043, vua xuống chiếu rằng quân sĩ bỏ trốn quá 1 năm sẽ bị xử 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ, chưa đến 1 năm thì được xử nhẹ hơn. Kẻ nào biết ăn năn, quay lại sẽ được cho giữ vị trí cũ. Quân sĩ không theo xa giá cũng bị xử trượng như vậy và thích vào mặt 10 chữ.

5. Theo bộ luật này, những đối tượng nào sau khi phạm pháp có thể được ân xá và chuộc tội bằng tiền?

  • Người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi
    0%
  • Phụ nữ
    0%
  • Nhà sư
    0%
  • Quan lại
    0%
Chính xác

Vua Lý Thái Tông cho phép người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người tàn tật, thân nhân của vua, người từng có công với triều đình có thể chuộc tội bằng tiền. Riêng những kẻ phạm vào tội thập ác sẽ bị xử chém và không được ân xá. 

6. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá như thế nào về cách xét xử kẻ có tội của vua Lý Thái Tông?

  • Vua xử tội quá tàn ác
    0%
  • Vua xử tội quá nhân từ
    0%
  • Vua xét xử trước sau bất nhất
    0%
  • Ông không có nhận xét gì
    0%
Chính xác

Một số ý kiến cho rằng vua Lý Thái Tông mộ đạo Phật nên thường hay khoan hồng. Trừ người em là Vũ Đức vương làm loạn bị giết, những vương tôn phản loạn khác ông đều tha cho cả. Ngay như Nùng Trí Cao nhiều lần nổi dậy nhưng ông vẫn đối đãi khá rộng lượng. Vì vậy, nhà sử học Ngô Sĩ Liên cho rằng vua Lý Thái Tông đã quá nhân từ khi tha tội cho bề tôi phản nghịch.