1. Binh chủng nào của quân đội Việt Nam không góp mặt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
-
Công binh
0%
- Bộ binh
0%- Pháo binh
0%- Không quân
0%Chính xácTrong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Quân đội Nhân dân Việt Nam chưa có lực lượng không quân. Phải đến tháng 3/1955 (gần 1 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ), Không quân Nhân dân Việt Nam mới được thành lập.
Tuy nhiên, bộ đội Việt Nam vẫn có thể làm chủ bầu trời xung quanh lòng chảo Mường Thanh nhờ sự góp sức của 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo phòng không. Trong đó, anh hùng Tô Vĩnh Diện đã hy sinh khi đưa khẩu pháo phòng không 37mm lên điểm cao.
Ngoài lược lượng không quân, quân đội Việt Nam bấy giờ cũng chưa thành lập binh chủng Tăng-Thiết giáp và binh chủng hải quân.
2. Lực lượng nào sau đây không có trong hàng ngũ quân Pháp tại Điện Biên Phủ?
-
Pháo binh
0%
- Tăng - Thiết giáp
0%- Không quân
0%- Hải quân
0%Chính xácKhác với Quân đội Nhân dân Việt Nam có lực lượng cấu thành chủ yếu từ bộ binh, quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ nhận được sự hỗ trợ của nhiều binh chủng hiện đại khác.
Về binh chủng tăng - thiết giáp, Pháp đưa lên Điện Biên 10 chiếc xe tăng M24 Chaffee do Mỹ viện trợ. Một phần trong số này đã rơi vào tay quân đội Việt Nam sau chiến dịch.
Về binh chủng không quân, Pháp huy động đến 30.000 quân nhân kỹ thuật để vận hành lực lượng Không quân đóng tại các sân bay như Gia Lâm, Cát Bi, Đồ Sơn… Suốt chiến dịch, 420 máy bay các loại của Pháp đã thả khoảng 7.000 tấn hàng và 5.000 tấn bom xuống Điện Biên Phủ.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp không sử dụng lực lượng Hải quân.
3. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt tại chỗ bao nhiêu chiếc xe tăng của Pháp tại Điện Biên?
-
6
0%
- 7
0%- 8
0%- 9
0%Chính xácĐể đưa xe tăng lên chiến trường Điện Biên, người Pháp đã tháo rời các bộ phận sau đó vận chuyển bằng cầu hàng không từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng).
10 chiếc xe tăng M24 Chaffe đều được lính Pháp đặt cho những cái tên riêng như Bazeille, Ettlingen, Posen, Smolensk, Auerstaedt, Ratisbonne, Neumach, Conti, Mulhouse, Douaumont. Quân Pháp kỳ vọng xe tăng sẽ dẫn đầu các cuộc càn quét, giúp xuyên thủng vòng vây của Việt Minh.
Tuy nhiên, 8 trong số 10 chiếc M24 đã bị tiêu diệt tại chỗ. Hai chiếc còn nguyên vẹn được đưa về Hà Nội.
Hiện nay, khách tham quan Điện Biên Phủ vẫn có thể chiêm ngưỡng chiếc xe tăng chỉ huy trưng bày tại ngã ba cầu Mường Thanh – hầm tướng De Castries. Lúc 16h45p ngày 7/5/1954, chiếc xe này bị Đại đoàn pháo binh 351 Việt Minh bắn cháy khi đang nhận nhiệm vụ bảo vệ Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm.
4. Chiến dịch Điện Biên Phủ còn có mật danh là gì?
-
Chiến dịch Trần Đình
0%
- Chiến dịch Trần Định
0%- Chiến dịch Trần Đính
0%- Chiến dịch Trần Đỉnh
0%Chính xácÍt người biết, chiến dịch Điện Biên Phủ còn có mật danh là Chiến dịch Trần Đình. Tên gọi này được sử dụng nhằm đảm bảo bí mật cho địa điểm xảy ra trận quyết chiến.
Theo lời kể của cựu chiến binh Trần Quốc Hanh, cán sự chính trị Tiểu đoàn 418, Trung đoàn 57, Đại đoàn 304, đơn vị của ông đã nhận nhiệm vụ hành quân từ Thanh Hóa lên tới Phú Thọ. Sau đó ém quân nhiều tháng trong rừng nứa, không được tiếp xúc với dân, không được tập luyện vì sợ quân Pháp phát hiện.
Đến khi đơn vị nhận được nhiệm vụ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, di chuyển từ Phú Thọ lên Điện Biên để tham gia Chiến dịch Trần Đình, mọi người mới biết sắp có đánh lớn ở Điện Biên Phủ.
5. Lực lượng nào chiếm đa số trong hàng ngũ lính đánh thuê lê dương (Legion) của Pháp tại chiến trường Đông Dương?
-
Người Nhật
0%
- Người Nam Phi
0%- Người Đức
0%- Người Ấn Độ
0%Chính xácTheo công bố từ phía Việt Nam, Mặt trận Việt Minh bắt giữ được 11.721 tù binh Pháp sau Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Rất nhiều tù binh Pháp là lính đánh thuê, có quốc tịch Bắc Phi, Trung Phi, Trung Âu… Trong đó, người Đức chiếm đến 80% lực lượng lê dương tại Đông Dương. Số lính này được Pháp tuyển mộ từ hàng ngũ tù binh phát xít Đức bị bắt sau Thế chiến thứ 2.
- Người Nam Phi
- Chiến dịch Trần Định
- 7
- Tăng - Thiết giáp
- Bộ binh