Năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 16 với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng 10 nước ASEAN và Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng An ninh Chính trị Robert Matheus Michael Tene tham dự. Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng làm Trưởng đoàn.
Đại tướng Tea Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Chủ tịch ADMM nhấn mạnh, ASEAN cần thống nhất duy trì sức mạnh và tự cường, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh giữa các nước lớn, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, an ninh, biến đổi khí hậu và dịch bệnh. “Kể từ khi ra đời, ADMM và ADMM+ đóng vai trò quan trọng trong tham vấn và thúc đẩy hợp tác quốc phòng ở tầm cao nhất trong khu vực. Mục tiêu chủ chốt là tăng cường lòng tin thông qua minh bạch và cởi mở”.
Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giữa các nước ASEAN
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về tình hình an ninh, quốc phòng khu vực và quốc tế. Các đại biểu nhất trí tăng cường hợp tác xử lý các thách thức khác ở khu vực, như: Khủng bố, thảm họa thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, an ninh mạng, xây dựng lòng tin và các vấn đề liên quan đến an ninh biển, an toàn tự do hàng hải và hàng không. Các đại biểu cũng đề cập tới việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giữa các nước ASEAN. Hội nghị cũng nhất trí công nhận vai trò của các tổ chức quốc phòng trong giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN với tư cách là động lực chính trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh: “Việc tổ chức thành công Hội nghị ADMM thể hiện sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN. Việc Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN thông qua các sáng kiến mới trong ADMM, như: Tài liệu khái niệm về tăng cường hợp tác giữa lực lượng quốc phòng các nước ASEAN trong kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới; Tài liệu khái niệm về tăng cường cơ chế hỗ trợ nữ quân nhân ASEAN tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình; Tài liệu khái niệm về thiết lập quan hệ hợp tác giữa các học viện quốc phòng ASEAN (ADEIC); Điều khoản tham chiếu Trung tâm Chất lượng cao ADMM về an ninh mạng và thông tin (ACICE); Tầm nhìn Phnom Penh về vai trò của cơ quan quốc phòng các nước ASEAN trong hỗ trợ phục hồi sau Covid-19 là biểu hiện rõ nét”.
Bên cạnh việc trao đổi về tình hình an ninh, quốc phòng khu vực và quốc tế, các đại biểu nhất trí tăng cường hợp tác xử lý các thách thức khác ở khu vực, như: khủng bố, thảm họa thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, an ninh mạng, xây dựng lòng tin và các vấn đề liên quan an ninh biển, an toàn tự do hàng hải và hàng không. Các đại biểu cũng đề cập việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giữa các nước ASEAN. Hội nghị cũng nhất trí công nhận vai trò của các tổ chức quốc phòng trong giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN với tư cách là động lực chính trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển.
Liên quan đến an ninh biển, các đại biểu nhắc lại tầm quan trọng của việc sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC), đánh giá cao tiến bộ trong đàm phán COC thời gian qua và khẳng định cam kết của tất cả các bên trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về vấn đề tăng cường chia sẻ thông tin giữa sáng kiến Hợp tác thực thi pháp luật trên biển khu vực Đông Nam Á (SEAMLEI) và ADMM+ trong lĩnh vực an ninh hàng hải; về việc nghiên cứu lịch sử quân sự nhằm thúc đẩy hòa bình bền vững. ADMM-16 cũng thông qua hoạt động hợp tác với các nước Cộng và đề cập đến một số nội dung khác như chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM Retreat) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 9 sẽ được tổ chức vào tháng 11/2022.
Nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi sớm hoàn tất COC hiệu quả, thực chất
Hội nghị ADMM-16 đã thông qua các sáng kiến mới trong ADMM như: Tài liệu khái niệm về tăng cường hợp tác giữa lực lượng quốc phòng các nước ASEAN trong kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới; Tài liệu khái niệm về tăng cường cơ chế hỗ trợ nữ quân nhân ASEAN tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình; Tài liệu khái niệm về thiết lập quan hệ hợp tác giữa các học viện quốc phòng ASEAN (ADEIC); Điều khoản tham chiếu Trung tâm Chất lượng cao ADMM về an ninh mạng và thông tin (ACICE); Tầm nhìn Phnom Penh về vai trò của cơ quan quốc phòng các nước ASEAN trong hỗ trợ phục hồi sau dịch Covid-19.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung của ADMM-16 về “Đoàn kết vì một nền an ninh hài hòa”. Tuyên bố chung của ADMM-16 tái khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và mục tiêu cơ bản được nêu trong Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) nhằm tăng cường vai trò trung tâm, sự đoàn kết của ASEAN và duy trì trật tự khu vực dựa trên các luật lệ phù hợp với luật pháp quốc tế vì lợi ích của người dân; cũng như vai trò trung tâm của ASEAN là động lực chính trong việc tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh và các biện pháp xây dựng lòng tin với các đối tác bên ngoài, với mục tiêu chung là duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch và dung nạp.
Tuyên bố chung của ADMM-16 nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc sớm hoàn tất một COC hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Tuyên bố chung đồng thời nhấn mạnh việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC, hoan nghênh các sáng kiến xây dựng lòng tin và các hoạt động trong khuôn khổ khác DOC nhằm tăng cường thông tin liên lạc và sự tin cậy lẫn nhau.
Hồng Liên, Vân Anh, Ngọc Dũng